Tỷ lệ vốn FDI giải ngân so với mức vốn đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Năm Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tổng vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ giải ngân (%)

2006 12.004 4.100 34 2007 21.347 8.030 38 2008 71.726 11.500 16 2009 23.107 10.000 43 2010 18.600 11.000 59 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng số vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2006 số vốn đăng ký là 12 tỷ USD, thì đến năm 2008 đã tăng lên 71,7 tỷ USD (gấp 6 lần) đến năm 2009 và 2010 tuy tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho dịng vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm mạnh nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên mức độ giải ngân nguồn vốn này còn rất thấp so với vốn đăng ký. Cụ thể tỷ lệ giải ngân năm 2006 đạt 34%, đến năm 2008 chỉ còn 16%, tỷ lệ này tuy có gia tăng vào năm 2010 lên 59% nhưng nguyên nhân một phần cũng là do sự sụt giảm trong lượng vốn FDI đăng ký.

Bên cạnh đó, mặc dù nhận ra được ưu đãi lớn song các doanh nghiệp FDI thường tìm cách “lờ” đi các điều khoản cam kết với địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu của CIEM chỉ rõ, đóng góp của chủ doanh nghiệp FDI cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và công đồn khơng hề vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong nước, thậm chí có năm cịn thấp hơn. Chỉ có 10% số doanh nghiệp này dành sự đầu tư thích đáng cho phát triển bền vững nguồn nhân lực. Đáng lo ngại nhất là vấn đề mơi trường, có tới 80% doanh nghiệp FDI không đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, 60 – 81% doanh nghiệp không chịu chi cho hoạt động bảo vệ môi trường hằng năm.

Ngồi ra cơ cấu FDI cũng khơng hợp lý, đầu tư vào công nghiệp chế tạo và chế biến giảm liên tục trong khi đầu tư ngày càng thiên vào lĩnh vực bất động sản và đi vào những dự án lớn (năm 2010 vốn FDI vào khu vực bất động sản là 6.8 tỷ USD chiếm hơn 30% tổng vốn FDI đăng ký). Thị trường bất động sản nhạy cảm với những biến động mang tính chu kỳ, và do cần thời gian chuẩn bị lâu dài nên các nhà đầu tư này thường có khuynh hướng đi theo các chu kỳ tăng rồi giảm mạnh. Ngoài bản chất đầu cơ và bất ổn của những dự án đầu tư này, ngay cả khi được triển khai, thì chúng cũng khơng thể tạo ra được nhiều việc làm hiện đang rất cần để hấp thụ những người mới gia nhập thị trường lao động. Hơn nữa, bất động sản không trực tiếp tạo ra hàng xuất khẩu mặc dù các khu nghĩ mát, khách sạn sẽ mang lại ngoại

hối khi thu hút được khách du lịch nước ngoài đến chi tiêu nhiều hơn số tiền nhập khẩu hàng hóa để phục vụ.

2.3 Thực trạng dòng vốn FPI ở Việt Nam trong thời gian qua

2.3.1 Giai đoạn từ những năm 1990 đến trước khi gia nhập WTO (7/11/2006)

2.3.1.1 Giai đoạn từ 1990 – 1999:

Giai đoạn 1990 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng tốc sau chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986. Cũng giống như Trung Quốc trước đây, Việt Nam thực hiện chủ trương thu hút dòng vốn FDI nhằm phục vụ như cầu phát triển kinh tế trong nước. Với hệ thống tài chính yếu kém, Việt Nam gần như đóng cửa với dịng vốn đầu tư gián tiếp.

Làn sóng FPI vào Việt Nam xuất hiện từ những năm đầu thập kỉ 90. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do luật pháp Việt Nam về thu hút ĐTNN còn rất hạn chế và kinh tế tư nhân chưa phát triển nhiều. Hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư. Trong giai đoạn này, các quỹ ĐTNN chủ yếu đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên trong những năm đầu, việc đầu tư vào các DNNN cổ phần hóa khá thấp do tốc độ cũng như số lượng doanh nghiệp tiến hành cổ phần là chưa cao, qui mô vốn của các doanh nghiệp này nhỏ, các qui định về đầu tư của nước ngoài chưa rõ ràng,… Theo thống kê, trong giai đoạn 1991 – 1997, số lượng các quỹ ĐTNN hoạt động tại Việt Nam là 7 quỹ với tổng qui mô gần 500 triệu USD. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á (1997 – 1998), có tới 4 quỹ rút khỏi Việt Nam, 2 quỹ thu hẹp trên 90% qui mơ quỹ và chỉ cịn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dargon Capital (Anh) quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)