7 .Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
8. Cơ cấu luận văn:
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG
1.1.4.3 Phương thức trọng tài
Pháp luật Việt Nam không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về trọng tài thương mại nhưng chúng ta có thể hiểu trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại, dựa trên nguyên tắt tự định đoạt của các đương sự, Theo qui định tại Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 đã giải thích " Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo qui định của luật này"10
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp khơng thể thiếu trong q trình phát triển của các quan hệ kinh tế và là phương thức được các chủ thể ưa chuộng. Tuy phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định sẽ có một hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một trung gian, độc lập giải quyết các mâu thuẫn và loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên lựa chọn trọng tài. Phương thức này được các chủ thể kinh doanh thường chọn lựa bởi những ưu điểm sau:
Ưu điểm: Tranh chấp thương mại chỉ có thể được giải quyết tại trọng tài
thương mại khi các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có thể có trước hoặc có sau tranh chấp, ưu điểm này đề cao ý chí tự do thỏa thuận của các bên tranh chấp. Tính thỏa thuận thể hiện như: các bên tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, thành lập hội đồng trọng tài, chọn lựa trọng tài viên..., các bên có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện, các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp, thời gian mở phiên họp và chỉ khi các bên có thỏa thuận thì chủ tịch Hội đồng trọng tài mới có quyền quyết định. Cách thức lựa chọn này phát H tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng. Trọng tài viên là người được các bên chọn lựa giải quyết tranh
chấp là những người có cHên mơn sâu và kinh nghiệm giải quyết đối với lĩnh vực của vụ tranh chấp.Thủ tục đơn giản, linh hoạt, nhanh gọn, linh hoạt, không quá nhiều công đoạn tố tụng như tố tụng tại tòa án, đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan. Một ưu điểm nữa của phương thức trọng tài là tố tụng trọng tài không bị ràng buộc về mặt lãnh thổ các bên có thể chọn lựa bất kỳ trung tâm trọng tài nào không phụ thuộc vào địa chỉ trụ sở của các bên tranh chấp.Cũng như thương lượng, hòa giải, trong tố tụng trọng tài nội dung tranh chấp và những bí mật liên quan đến kinh doanh của các bên được giữ kín, đáp ứng được nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại, dưới hình thức họp kín và quyết định khơng được thông báo công khai, tính bảo mật của nội dung các bên tranh chấp được giữ kín điều này giữ được hịa khí cho các bên tranh chấp. Quyết định trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực, các bên có quyền yêu cầu quyết định tại cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành án quyết định trọng tài,ưu điểm vượt trội này đáp ứng được yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất vật chất trong kinh doanh thương mại.
Hạn chế: Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài địi hỏi chi phí
tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Phán quyết trọng tài có thể bị tịa án hủy khi có bên yêu cầu,việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy như thi hành bản án, quyết định của tịa án.