Tranh chấp thương mại và điểm đặc trưng khác biệt so vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 36 - 38)

7 .Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

8. Cơ cấu luận văn:

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG

1.1.4.4.2 Tranh chấp thương mại và điểm đặc trưng khác biệt so vớ

sự:

Trước hết tranh chấp thương mại là những quan hệ pháp luật phát sinh do ngành luật thương mại điều chỉnh do đó những tranh chấp thương mại cũng sẽ có những khác biệt so với các quan hệ pháp luật do ngành luật khác điều chỉnh.

Điểm khác biệt thứ 2: Khác với các tranh chấp khác, tranh chấp thương mại thường là những tranh chấp có giá trị lớn, phát sinh trong quá t nh đầu tư, sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa... là những hoạt động phát sinh lợi nhuận, khi phát sinh tranh chấp thiệt hại không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đương sự mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh khác đó là điểm khác biệt thứ nhất.Chủ thể gắn liền với hoạt động kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp

Tranh chấp thương mại có tính chất đa dạng phức tạp từ tranh chấp này có thể dẫn đến tranh chấp khác nguyên nhân xuất phát từ các quan hệ kinh doanh thương mại vốn rất đa dạng và luôn vận động, phát triển không ngừng theo tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tính phức tạp và chồng chéo đang xen của các quan hệ thương mại ẩn chứa nguy cơ cao là phát sinh tranh chấp. Mặt khác, việc mua bán trao đổi hàng hóa là hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục, các chủ thể cùng lúc có thể thiết lập nhiều mối thương mại cho những mối liên hệ này tạo thành một chuỗi các mối quan hệ có liên quan đến nhau do đó nếu những tranh chấp xảy ra ở mối quan hệ này rất dễ sẽ dẫn đến tranh chấp xảy ra trong một mối quan hệ khác.

Điểm khác biệt thứ 3: Bản chất của tranh chấp trong kinh doanh thương mại là phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể thực hiện các hành vi thương mại trong khi đó các tranh chấp khác trong dân sự phần lớn là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ nhân thân hoặc quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mà không phải là các tranh chấp thương mại.

Dựa vào các tiêu chí khác biệt giữa tranh chấp kinh doanh thương mại và tranh chấp dân sự đã nêu trên Tòa án lấy làm căn cứ để xác định thẩm quyền giải

quyết của các tòa cHên trách và xác định quan hệ tranh chấp và pháp luật giải quyết tranh chấp.

Kết luận chương 1:

Từ những cơ sở lý luận trên, phần nào đã nêu lên được những vấn đề cơ bản về nội hàm của các chế định liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại và cơ chế giải quyết tranh chấp khi các chủ thể trong quan hệ kinh doanh phát sinh xung đột lợi ích trong hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của mình. Những vấn đề mang tính lý luận như đã nêu ở chương một sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu tính khoa học, tính ứng dụng khi đưa vào pháp luật hiện hành vào thực tiễn, các qui định điều chỉnh hoạt động thương mại và các qui định giải quyết khi phát sinh tranh chấp sẽ là cơ sở để người viết đưa ra những vướng mắc trong thực tiễn và một vài kiến nghị ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỂN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN TỈNH BẾN TRE. MỘT

SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)