Vướng mắc khi áp dụng khoản 3 Điều 306 Luật thương mại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 52 - 55)

7 .Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

8. Cơ cấu luận văn:

2.1 TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG

2.1.6 Vướng mắc khi áp dụng khoản 3 Điều 306 Luật thương mại:

Theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”22. Việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường cần phải căn cứ trên cơ sở nào thì hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Người viết đơn cử một bản án đã được giải quyết khi áp dụng Điều 306 luật thương mại để tính lãi suất với nhưng cách tuyên của cấp sơ thẩm không theo tinh thần của Điều 306 LTM.

Ví dụ: Tại bản án dân sự số: 01/2017/KDTM-ST, của tòa án nhân dân thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ngày 03/1/2017,về việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm thân tàu cá, các giữa các đương sự:23

Nguyên đơn: Ông Đặng Văn T, sinh năm 1984 Nơi cư trú: xã An Thủy, Hện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Bị đơn: Tổng công ty cổ phần Bảo Minh.

Địa chỉ: Số đường Tơn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố H.

Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Văn Th - Tổng Giám đốc Tổng cơng ty cổ phần Bảo Minh.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: - Công ty B Bến Tre.

Địa chỉ:đường Nguyễn Thị Định, khu phố 2, phường P, thành phố B, tỉnh T - Ngân hàng N – Chi nhánh Ba Tri.

Địa chỉ: khu phố 2, thị trấn B, HệnT, tỉnh K.

Nội dung vụ án: Ngày 12/8/2015 ông Đặng Văn T (bên mua bảo hiểm) có đơn bảo hiểm tàu cá, với Tổng cơng cổ phần B ( bên bảo hiểm). Tái tục bảo hiểm Công ty B Bến Tre phát hành số 00613428 ký hợp đồng bảo hiểm thân tàu cá số đăng ký BT-93863TS tên tàu là Hùng Dũng II. ông Đặng Văn T là chủ tàu và là người đã nộp phí với số tiền 8.128.890 đồng. Thời hạn bảo hiểm từ ngày 25/8/2015 đến ngày 24/8/2016. Ðối tượng bảo hiểm là thân tàu cá, số tiền bảo hiểm là 924.000.000 đồng.

Vào lúc 17 giờ ngày 23/01/2015 tàu cá BT-39863TS của ơng T chìm vì lý do bị giơng, lốc xốy. Sau vụ việc, ơng Tđã thơng báo cho Đồn Biên phịng Sơng Đốc trình bày sự việc và thơng báo cho Cơng ty B Bến Tre. Tổng công ty cổ phần B đã yêu cầu Công ty giám định Thẩm định Tín Việt giám định. Kết quả giám định theo chứng thư giám định xác định thiệt hại của ông Tlà 601.442.648đồng, ơng Tkhơng đồng ý vì theo ơng Ttổng thiệt hại là 1.080.657đồng. Ơng T có đơn yêu cầu Công ty

B Bến Tre bồi thường thiệt hại nhưng Tổng công ty cổ phần B có thơng báo số 000534/BM/HH ngày 27/4/2016 từ chối bồi thường thiệt hại vì lý do ơng T chỉ có bằng máy trưởng hạng 5 không đúng theo quy định hiện hành là hạng 4, thuộc khoảng loại trừ theo quy tắc bảo hiểm thân tàu cá.

Sau đó ơng Tcó đơn khiếu nại gửi Tổng cơng ty cổ phần B đề nghị xem xét bồi thường thiệt hại cho ông. Đến ngày 27/7/2016, Cơng ty B Bến Tre có thơng báo số 290/2016-BMBT/PBT từ chối bồi thường cũng với lý do ơng T chỉ có bằng máy trưởng hạng 5 khơng đúng theo quy định hiện hành là hạng 4 thuộc khoảng loại trừ theo quy tắc bảo hiểm thân tàu cá.

Tổng thiệt hại của ông T là toàn bộ con tàu tương ứng với số tiền 900.900.000đồng nhưng do ơng Tkhơng có khiếu nại với kết quả giám định thiệt hại nên ông T xin rút một phần yêu cầu khởi kiện số tiền 299.457.352đồng.

Ông T yêu cầu yêu cầu Tổng công ty cổ phần B trả cho ông số tiền 601.442.648 đồng là số tiền thiệt hại thực tế theo kết quả giám định và tiền lãi chậm trả theo lãi suất của Ngân hàng tương ứng với số tiền chậm trả và thời gian chậm trả tính từ ngày 16/02/2016 đến ngày thanh tốn xong.[13]

Quan điểm của người viết :Bản án sơ thẩm đã áp dụng Điều 306 luật LTM

tuyên phần lãi chậm thực hiện thanh toán tiền bảo hiểm như sau “Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu thi hành án, số tiền nêu trên chưa được thi hành sẽ được tính lãi trên số tiền chậm trả lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả”,24

cấp sơ thẩm đã áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước qui định tại thời điểm bị đơn thực hiện nghĩa vụ là ánh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn mà phải áp dụng lãi suất bình quân trên thị trường, cấp sơ thẩm cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương để tuyên lãi suất chậm thanh toán, bản án phúc thẩm số 50/2017/KDTM-PT,của Tòa án nhân dân thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ngày 03/6/2017 đã sửa bản án của cấp sơ thẩm về phần lãi suất trên. Điều 306 LTM chưa thật sự là qui định rõ, còn khá chung chung khi áp dụng

mức lãi suất và chọn lựa ngân hàng nào, bao nhiêu ngân hàng. Giải quyết qui định không rõ ràng này trong thực tiễn giải quyết tòa án chưa thật sự áp dụng thống nhất bởi khơng có điều luật qui định hay văn bản dưới luật qui định rõ về nội dung này ngoài án lệ số 09/2016/AL. Tuy án lệ đã giải quyết vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử khi tịa án áp dụng điều 306 LTTM để tính lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh thương mại.Nhưng trên thực tiễn các Tịa án địa phương đã có cách hiểu khơng thống nhất và tùy nghi áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước cơng bố hay lãi suất q hạn trung bình, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự và tạo ra sự không đồng nhất giữa các cấp Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)