3.6. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả dự án FDI theo
3.6.1. Những điểm đạt được
Thứ nhất, các dự án FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế; đóng góp đáng kể vào nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cụ thể, FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước và là động lực thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn vào Việt Nam, thúc đẩy quá trình sử dụng vốn nội địa linh hoạt và có hiệu quả hơn. Các DN FDI sau khi đi vào sản xuất kinh doanh ổn định đã có những đóng góp nhất định cho ngân sách Nhà nước Việt Nam. Mức đóng góp về cơ bản có xu hướng tăng qua các năm, là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả kinh tế ổn định của các dự án FDI, góp phần thúc đẩy q trình phát triển bền vững tại Việt Nam. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng nhấn mạnh dòng vốn FDI vào các dự án có giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn càng cao thì càng có đóng góp tích vực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Thứ hai, các dự án FDI tại Việt Nam thời gian qua đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế; thể hiện thơng qua đóng góp trực tiếp vào GDP và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Kết quả định lượng của đề tài khẳng định tác động tích cực của GDP khu vực FDI đối với phát triển bền vững Rất lớn Siêu nhỏ 0.165 0.248 0.506 -0.321 0.650
Nhỏ 0.839* 0.138 0.000 0.568 1.109
Vừa 0.390* 0.109 0.000 0.177 0.604
tại Việt Nam. Nhìn chung, các dự án FDI là kênh chuyển giao cơng nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Thông qua các dự án FDI, nhiều công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thơng, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hố chất, sản xuất ơ tơ, thiết kế phần mềm,...
Thứ ba, các dự án FDI đã nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch XK của Việt Nam thời gian qua. Bên cạnh đó, FDI làm thay đổi cơ cấu mặt hàng XK theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo. Các DN FDI đã có chuyển dịch từ những mặt hàng hàm lượng gia tăng thấp sang những mặt hàng có lợi thế và hàm lượng gia tăng cao, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, từ đó củng cố định hướng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Trên thực tế, hoạt động của các DN FDI góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc đẩy quá trình hồn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, cơng khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với xu thế hội nhập. Ngoài ra, tác động lan tỏa về năng lực quản lý đến các thành phần kinh tế khác rất lớn, thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành. Các dự án FDI tạo động lực để hồn thiện các chính sách pháp luật, bộ máy quản lý hành chính do u cầu cao về mơi trường đầu tư của các nhà ĐTNN khi vào Việt Nam.
Thứ năm, các dự án FDI đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, qua đó cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của nhiều người dân tại Việt Nam. FDI đã giải quyết việc làm cả trực tiếp và gián tiếp cho hàng trăm ngàn người lao động nước ta, góp phần đào tạo nguồn nhân lực thích nghi với điều kiện làm việc trong các DN cơng nghiệp có trình độ cao.
Các dự án FDI tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp, có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyên nghiệp, thực hiện hiệu quả trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngồi từ lao động chun mơn nghiệp vụ đến lực lượng lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, tính lan tỏa trong lực lượng lao động toàn xã hội cũng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt thể hiện qua sự chênh lệch thu nhập bình quân của người lao động giữa các DN FDI sơ với mặt bằng chung, từ đó thúc đẩy q trình phát triển kinh tế theo hướng bền vững của Việt Nam cả về mặt kinh tế và xã hội.