3.6. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả dự án FDI theo
3.6.3. Nguyên nhân hạn chế
Các hạn chế đã đề cập ở trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Thứ nhất là những hạn chế từ môi trường vĩ mô, đã được kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN FDI theo định hướng phát triển bền vững.
Thực tế, điều tiết vĩ mơ đối với dịng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn chú trọng lợi ích kinh tế, đẩy mạnh số lượng chứ chưa chú trọng chất lượng, xem nhẹ cơng tác bảo vệ mơi trường cịn khá phổ biến, đặc biệt là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án FDI. Nhiều địa phương thu hút dự án FDI bằng mọi giá, ít có chọn lọc, đã chấp nhận những DN FDI khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Mặt khác, trình độ quản lý của một số cơ quan QLNN còn hạn chế, chưa dự báo được các tác động môi trường từ các dự án FDI; biện pháp quản lý còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Vấn đề quy hoạch, nhất là về quy hoạch môi trường chậm được ban hành, dẫn đến thiếu căn cứ thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong kiểm soát các nguồn thải từ các dự án FDI chưa hiệu quả, đồng bộ, chặt chẽ.
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của Việt Nam chuyển dịch còn chậm và chưa đồng đều, chưa phát huy tốt thế mạnh trong từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm, cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Các ngành kinh tế được xác định là mũi nhọn làm động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác và cả nền kinh tế phát triển như du lịch - dịch vụ, công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản vẫn chưa phát triển. Việc khai thác thu hút vốn đầu tư nhất là nguồn vốn FDI chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam cũng chưa tạo ra được mơi trường đầu tư thật sự thơng thống và thân thiện cho các nhà đầu tư. Chưa tạo ra đột biến về chất trong thu hút các dự án đầu tư nhằm tạo bước đột phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, đối tượng của công tác QLNN về môi trường tăng nhanh, các vấn đề môi trường ngày càng lớn và phức tạp, trong khi Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm và cơ chế, tiêu chuẩn môi trường để sàng lọc hiệu quả các dự án FDI; chưa lường hết được những nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề gây ô nhiễm môi trường của một số dự án FDI, nhất là những dự án phát sinh nguồn thải lớn để có biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả. Thêm vào đó, chính sách thu hút đầu tư FDI của chính phủ vào các địa phương đang “khát vốn” không hiệu quả. Không cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng thật sự của các khu vực này. Chưa có sự định hướng và chủ động kêu gọi đầu tư vào các khu vực cịn khó khăn. Ngồi ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên diện rộng vẫn chưa được chú trọng, đây cũng là yếu tố cản trở nhà đầu tư đến với các vùng kinh tế xa trung tâm, cơ sở hạ tầng, giao thông kém,…
Cuối cũng, phải kể đến nguyên nhân do cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cịn bng lỏng trong cơng tác quản lý, thiếu đôn đốc, kiểm tra nhắc nhở các DN chấp hành nghiêm túc pháp luật
Việt Nam về bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm minh các DN FDI gây ô nhiễm.
Thứ hai là các yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra của các dự án FDI. Trước tiên, phải thừa nhận rằng nguồn lực lao động trình độ cao của nước ta cịn khá hạn chế. Chẳng hạn như, ngành dệt may, da giày ln khốn đốn vì thiếu lao động. Mặt khác, giá lao động có xu hướng gia tăng, làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, sự phân bổ nguồn lực lao động tại các địa phương có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt đối với lao động có trình độ cao, hầu như tập trung về các thành phố, trung tâm kinh tế. Nhà đầu tư khơng thể “rót” vốn vào những nơi khơng đủ nguồn lực lao động. Ngồi ra, vấn đề cung ứng lao động cho khu vực FDI cũng là vấn đề đáng quan tâm. Việc nguồn cung lao động không đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tuyển dụng của các DN, các nhà đầu tư điều này cũng ảnh hưởng, gây trở ngại cho công tác kêu gọi xúc tiến thu hút FDI vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu năng lượng, nguyên liệu đầu vào trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của FDI. Năng lượng và ngun nhiên liệu đóng vai trị quan trọng đối với ngành cơng nghiệp. Nhưng hiện nay, nguồn năng lượng điện, khí đốt,… hiện tại trong nước bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến cơng suất hoạt động của DN nói chung và các DN FDI. Ngồi ra, ngun nhiên liệu trong nước cũng đáp ứng chưa xứng tầm với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nhiều ngành phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài khiến cho nguồn nguyên liệu không ổn định, và giá thành tăng cao.
Đối với thị trường đầu ra của các dự án FDI, vấn đề lớn nhất lại nằm ở cơ sở hạ tầng phục vụ phân phối và thương mại tại Việt Nam còn chậm phát triển, còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là lĩnh vực bưu chính viễn thơng, giao thơng vận tải, phương
tiện vận chuyển chủ yếu là đường bộ, khơng có cảng biển, đường sắt. Từ đó dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển để xuất khẩu hàng hóa cịn cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các DN FDI.
Thứ ba là nhóm các nguyên nhân liên quan đến đối tác nước ngoài và nội tại các dự án FDI. Như kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ rằng: các dự án FDI có quy mơ lớn, với những đối tác có tiềm lực và cam kết quyết liệt; các dự án FDI có thâm niên, uy tín và kinh nghiệm và/hoặc thừa hưởng các yếu tố này từ các công ty mẹ, càng tốt thì hiệu quả hoạt động của các DN FDI, theo quan điểm phát triển bền vững, càng cao. Tuy nhiên, hiện tại chưa có cơ chế chính sách cụ thể nào gắn với các yếu tố trên trong xúc tiến đầu tư thu hút vốn FDI để sàng lọc dịng vốn FDI có tác động tích cực đến phát triển bền vững của đất nước.
Thực tế, chỉ những dự án FDI lớn, các đối tác uy tín có thương hiệu mới quan tâm đúng mức đến yếu tố môi trường; cịn lại thường chỉ quan tâm tối đa hóa lợi nhuận. Đặc biệt, để theo đuổi lợi nhuận, các dự án FDI có xu hướng ưu tiên loại hình 100% vốn hơn là liên doanh, cổ phần; tại đó các đối tác nước ngồi sẽ tồn quyền trong các quyết định sản xuất kinh doanh cũng như liên quan đến yếu tố môi trường. Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các dự án FDI dưới hình thức cổ phần và liên doanh đạt hiệu quả theo quan điểm phát triển bền vững tốt hơn so với các DN 100% vốn nước ngoài; tuy nhiên để thúc đẩy loại hình này, khơng chỉ phụ thuộc vào chính sách mà cịn phụ thuộc vào các DN Việt Nam phải có đủ giá trị cần thiết để thu hút, thuyết phục các đối tác nước ngoài cùng hợp tác kinh doanh.
PHẦN IV
BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Kể từ năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước,… khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Trong xu thế đó, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc. Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 DN quốc tế rời Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 DN chọn Việt Nam, 11 sang Đài Loan, 11 sang Thái Lan, 3 sang Ấn Độ,... Theo Công ty tư vấn đầu tư A.T Kearney (2019), Trung Quốc đã xuống hạng, từ thứ 3 (năm 2017) xuống thứ 7 (2019) trong số các địa điểm đầu tư FDI tốt nhất thế giới (là mức thấp nhất từ trước đến nay); phản ánh sự suy giảm sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư, do chi phí nhân cơng tăng nhanh, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và năm nay là đại dịch Covid-19,…
Đối với Việt Nam, trong năm 2019, vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng 17% so với năm trước, cao hơn so với mức tăng chung là 7,2%, và là mức tăng cao nhất trong số các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam (Hồng Kông tăng 9,1%, Singapore tăng 6,4%, Hàn Quốc tăng 3,7%, Nhật Bản tăng 2,12%). Trong 5 tháng đầu năm 2020, một số tập đoàn đã lên kế hoạch dịch chuyển đầu tư đến Việt Nam. Cụ thể, theo Nikkei, Google có kế hoạch sản xuất smartphone giá rẻ (Pixel 4a) tại Việt Nam trong khi Microsoft dự định sản xuất notebook và máy tính để bàn trong q II/2020 cịn Apple sẽ sản xuất tai nghe không dây (AirPods) tại Việt Nam thay vì Trung Quốc (3-4 triệu đơn vị, tương đương 30% lượng sản phẩm AirPods). Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam,…Như vậy, có thể khẳng định xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra, từ trước khi có đại dịch Covid-19. Hay nói cách khác, dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.