Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 75 - 80)

Trong giai đoạn trong tới đây, nền kinh tế thế giới vẫn phát triển theo hai xu hướng bao trùm: sự phát triển của kinh tế tri thức dưới tác động của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại và xu hướng tồn cầu hóa kinh tế.

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên trình độ hơn hẳn của lực lượng sản xuất so với kinh tế công nghiệp. Phát triển kinh tế tri thức, thế giới sẽ biến đổi sâu sắc và tồn diện cả về trình độ cơng nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức KH&CN, kỹ năng của con người sẽ trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu. Tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ biến đổi mọi mặt đời sống con người thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn

năng lượng mới có ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp của nền kinh tế công nghiệp. Với kinh tế tri thức, tuy vai trị của con người trong lực lượng sản xuất khơng thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng những thành tựu mới của KH&CN, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong nền kinh tế công nghiệp. Trong nền kinh tế công nghiệp, cường độ lao động của con người đã được giảm nhẹ đáng kể nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại. Trong nền kinh tế này, để sử dụng máy móc có hiệu quả, người lao động phải có sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc đó và về q trình sản xuất nói chung. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động chủ yếu là lao động trí óc, vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Khi đó, tri thức khoa học và sáng tạo cơng nghệ là yêu cầu nghiêm ngặt hàng đầu đối với hoạt động của DN.

- Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực khơng giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào truyền thống có tính hữu hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng và hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu tác động tiêu cực từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và cơng nghệ thơng minh. Đối với lĩnh vực sản xuất, cuộc CMCN 4.0 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến trên nhiều lĩnh

vực và có tính đồng bộ cao. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mạiđược giảm thiểu, qua đó mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. CMCN 4.0 đã và đang tạo ra những cách hoàn toàn mới để đáp ứng nhu cầu hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi giá trị ngành công nghiệp đang hoạt động. Tất cả những điều này có liên hệ chặt chẽ, tác động đến việc bố trí sản xuất, cơ cấu nhân lực, qua đó ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định đầu tư, địa điểm đầu tư và công nghệ sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Lĩnh vực sản xuất hiện nay đang dần được ứng dụng máy móc một cách triệt để, khi đó vai trị của người lao động trực tiếp sẽ giảm. Điều này cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển dựa vào lợi thế nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào khi lợi thế này đang bị cạnh tranh lớn bởi máy móc và tự động hóa. Hiện nay, sản xuất đang bắt đầu chuyển dịch dần từ các nước có nhiều lao động phổ thơng và tài ngun sang những nước có nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều lao động có kỹ năng, chun mơn cao và gần thị trường tiêu thụ. Trong bối cảnh đó, thương mại thế giới cũng đang dịch chuyển từ mua bán hàng hóa vật chất sang mua bán dịch vụ xuyên biên giới. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử dẫn đến việc cắt giảm thuế khơng cịn là vấn đề quan trọng trong một số trường hợp, thay vào đó là các hàng rào kỹ thuật mới, liên quan đến công nghệ số, thông tin, sở hữu trí tuệ là những vấn đề cốt lõi.

Xu hướng trên đang đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam trong thu hút ĐTNN do các nhà ĐTNN đầu tư vào nước ta chủ yếu nhằm tìm kiếm thị trường, tận dụng chi phí rẻ, ưu đãi thuế và chính sách bảo hộ sản xuất. Hơn nữa, các thế mạnh tạo nên lợi thế so sánh của

Việt Nam đang dần mất đi, kể cả lợi thế về nguồn lao động sẵn có với chi phí rẻ. Nếu thiếu hành động quyết liệt, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải chứng kiến sự dịch chuyển đầu tư theo xu hướng “next shoring” và “re shoring”. Sự chuyển dịch đầu tư ngày nay đang diễn biến phức tạp, không chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề địa lý, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia hay lục địa mà rộng hơn nữa, đó là sự chuyển dịch chất xám, tiếp cận những kỹ thuật sản xuất sáng tạo, tư duy xa hơn những vấn đề cơ bản và phát triển những dây chuyền cung ứng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng tạo cơ hội cho Việt Nam để “đi tắt, đón đầu”, bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực nếu thực hiện được một chiến lược dài hạn, tổng thể, đầu tư thích đáng và hiệu quả cho hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề mới.

- Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ: Từ năm 2016, thế giới đang chứng kiến xu hướng gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Một số nền kinh tế vốn đi đầu trong tự do hóa thương mại trước đây như Anh, Hoa Kỳ... đã có nhiều động thái hạn chế thương mại. Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố vào tháng 6/2016, nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đã áp dụng 145 biện pháp mới về hạn chế thương mại từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016. Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC 2017) cũng thống kê được sự gia tăng đáng kể của các biện pháp hạn chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2008.

Hình 8. Các biện pháp hạn chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn: PECC (2017)

Dấu ấn nổi bật nhất của chủ nghĩa bảo hộ là động thái của Chính phủ Mỹ trong việc chống lại các nguyên tắc thương mại tự do (đặc biệt là các thỏa thuận thương mại tự do đa phương) thông qua việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và đe dọa rút khỏi WTO. Sau nhiều năm, Hoa Kỳ lại áp dụng trở lại các biện pháp tự vệ toàn cầu trong thương mại vào đầu năm 2018, tăng thuế nhập khẩu nhôm thép, tấm pin năng lượng mặt trời đối với một số đối tác thươngmại, áp thuế suất đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa NK từ Trung Quốc dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ đã thực hiện chính sách cắt giảm thuế thu nhập DN, đơn giản các sắc thuế, gia tăng bảo hộ

thị trường trong nước và tăng lãi suất của Mỹ. Các biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy các dòng vốn đầu tư vào Mỹ. UNCTAD (2018) dự báo Đạo luật việc làm và giảm thuế của Mỹ sẽ thúc đẩy các công ty Mỹ ở nước ngồi chuyển khoảng 2 nghìn tỷ USD về Mỹ, gây ra sự sụt giảm mạnh của quy mơ vốn ĐTNN tồn cầu. Trung Quốc cũng dựng lên những hàng rào nhập khẩu, giữ thị phần trong nước cho DN nội địa.

Một số nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia đang thực hiện chính sách thay thế hàng nhập khẩu, thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa, trợ giá hàng XK và bảo hộ thương mại. Sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ sẽ dẫn đến nguy cơ lan rộng cuộc chiến tranh thương mại, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thế giới. Rủi ro chiến tranh tiền tệ chưa lớn, nhưng cũng có khả năng xảy ra, đồng Nhân dân Tệ của Trung Quốc đang giảm giá mạnh, ảnh hưởng đến xuất khẩu của nhiều quốc gia. Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra hết sức phức tạp và dự báo sẽ lan dần từ thương mại sang sản xuất của các nước, tác động đến khả năng dịch chuyển dòng đầu tư của các nước như Mỹ, EU sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tỷ trọng đầu tư của Mỹ và EU trong ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc khá cao nên chiến tranh thương mại có thể dẫn đến các DN Mỹ và EU dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, mở ra cơ hội tham gia chuỗi giá trị của sản phẩm quan trọng này. Trong bối cảnh xu hướng bảo hộ và chống tự do hóa thương mại đa phương ngày càng gia tăng, việc Việt Nam đang nỗ lực tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và dựa vào nhập khẩu để xuất khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngồi ra, các TNCs đầu tư vào Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực sản xuất trong nước do phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 75 - 80)