Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 68 - 70)

3.6. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả dự án FDI theo

3.6.2. Những hạn chế

Thứ nhất, hiệu quả tổng thể của các dự án FDI tại Việt Nam chưa cao, vì vậy chưa thực sự đóng góp nhiều đến tiến trình phát triển bền vững nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ tác động trực tiếp khơng đáng kể của dịng vốn FDI cả về số lượng dự án và tổng vốn đăng ký, cũng như tổng doanh thu của khối FDI đến phát triển biền vững của Việt Nam. Cụ thể, trong công nghiệp - xây dựng, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có rất ít dự án FDI về cơ sở hạ tầng. Thêm vào đó, tỷ trọng dự án trong lĩnh vực nơng - lâm - ngư nghiệp cũng ít và có xu hướng giảm. Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án bất động sản quy mơ lớn cịn cao và nhiều dự án bị chậm triển khai; điều này gây lãng phí đất đai và vốn vay trong nước. Đáng chú ý, các dự án FDI đầu tư vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, mơi trường,… vẫn còn khá hạn chế. Cơ cấu nền kinh tế mất cân đối do mục đích cao nhất của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận; nên đối với các lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao thì được đặc biệt quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực dù rất cần thiết cho dân sinh mà không mang đến lợi nhuận thỏa đáng cho họ thì khơng, hoặc rất khó để thu hút được FDI.

quản lý được kết quả hoạt động tài chính của các DN FDI đã dẫn đến hiện tượng trốn thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động giữa các DN. Đây có thể là nguyên nhân lý giải tại sao kết quả nghiên cứu của đề tài khơng tìm ra quan hệ đáng kể giữa các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận của các dự án FDI đến phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thứ ba, mặc dù các DN FDI hiện nay đã có mặt tại 62 tỉnh thành của Việt nam, FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh,... Các địa phương “khát vốn” để phát triển nhưng lại không thu hút được ĐTNN, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh Bắc trung bộ,… Điều này tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng về mặt địa lý của nguồn vốn FDI; trong khi tác động của FDI đến phát triển bền vững càng rõ nét tại các địa phương có quy mơ kinh tế GDP nhỏ như kết quả nghiên cứu đã làm rõ.

Thứ tư, trong những năm qua, các DN FDI đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của một bộ phận dân cư. Tuy nhiên, các DN này cũng tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong các tầng lớp dân cư, gây ra mâu thuẫn xã hội trong quan hệ chủ - thợ, tranh chấp hợp đồng lao động, tình trạng ngược đãi công nhân, vi phạm nhân phẩm người lao động cũng đã xảy ra. Thậm chí có nơi đã xảy ra hiện tượng tranh chấp dẫn đến các cuộc đình cơng của người lao động. Những bất ổn về vấn đề việc làm của các dự án FDI thực sự ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Thứ năm, FDI ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái tại Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho ngành du lịch, sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ

ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ơ nhiễm các lưu vực sông. Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Nhiều dự án FDI vào Việt Nam mang theo sự du nhập công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm mơi trường, hàng hóa kém sức cạnh tranh. Điều này dẫn đến những thách thức lớn trong bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế theo hướng bền vững tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)