Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 107 - 131)

Một là, hồn thiện thể chế, pháp luật, mơi trường đầu tư kinh doanh

- Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến FDI cần hướng vào mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam và chú

trọng vào những lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, có tính cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng kinh doanh toàn cầu. Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần tập trung ban hành các chính sách hướng các dự án FDI vào những lĩnh vực chọn lọc, không tràn lan, và cương quyết khước từ những dự án có thể gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế về khai thác nguồn lực con người, tài nguyên, bảo vệ môi trường và vị thế trên thị trường. Khi đưa ra các lĩnh vực chọn lọc này, một mặt Nhà nước cần dựa trên chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế của mình, mặt khác cần linh hoạt sẵn sàng chớp những thời cơ mới do thị trường bên ngoài và nhà đầu tư mang lại, trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu và các nước đối tác chính sẽ cơ cấu lại và chuyển động mạnh sau khủng hoảng. Các chính sách về phát triển các nguồn lực bên trong, đặc biệt là nhân lực và hạ tầng, xây dựng và phát triển các cơ sở cần thiết để tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển các lĩnh vực Việt Nam muốn kéo FDI vào cũng rất quan trọng.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam cần hỗ trợ cho quy hoạch phát triển mới các vùng kinh tế. Một quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển các vùng, gắn kết với quy hoạch phát triển các ngành, có tính tốn đầy đủ các yếu tố dân cư, vị trí địa lý trong nước và trong khu vực, môi trường tự nhiên (kể cả trong mối đe dọa biến đổi khí hậu), bối cảnh mới của cạnh tranh và hội nhập quốc tế,… là cần thiết để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, công bằng và bền vững ở Việt Nam. Quy hoạch này cũng là cơ sở để các nhà đầu tư chọn lựa vị trí tiến hành dự án, sẽ chỉ điều chỉnh khi có những lợi ích mới, to lớn hơn cho toàn bộ nền kinh tế xuất hiện và khơng thể bị hy sinh cho lợi ích của bất cứ nhà đầu tư riêng lẻ hoặc địa phương nào. Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển cho các vùng kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn tới rất cần tính tốn để tận dụng và nâng cao vị thế của Việt Nam cũng như

trong các cam kết thương mại tự do giữa Việt Nam hoặc giữa ASEAN với các đối tác khác.

- Môi trường pháp luật của Việt Nam liên quan đến FDI cần hài hòa và bổ trợ cho chiến lược phát triển các DN trong nước, nhằm tranh thủ tối đa tác động lan tỏa tích cực của FDI, đặc biệt trong việc chuyển giao công nghệ, tạo liên kết với các DN Việt Nam, hình thành các cụm cơng nghiệp trong nước, trong khu vực, nâng cấp các DN công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Việt Nam, đưa các DN Việt Nam vào cùng tham gia các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở những khâu tạo nhiều giá trị gia tăng hơn,… Khn khổ chính sách, pháp luật của Việt Nam cần chú trọng những biện pháp thực tế để xóa “khoảng trống” đang tồn tại, khuyến khích sự hợp tác, nâng cao khả năng hỗ trợ cho nhau trong quan hệ giữa DN FDI và DNNVV trong nước. Mặt khác, khn khổ chính sách này cũng cần ngăn chặn sự liên kết bất chính để lũng đoạn thị trường và khơng để DN FDI chèn lấn các DN trong nước. Một môi trường kinh doanh bằng phẳng, không phân biệt đối xử như luật pháp và các cam kết quốc tế của nước ta địi hỏi rất cần được hình thành thực sự, để đảm bảo có đội ngũ DN trong nước đủ mạnh phục vụ cơng cuộc phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

- Hồn thiện cơ chế giải quyết có hiệu quả tranh chấp đầu tư, tranh chấp lao động, phá sản DN liên quan đến FDI; nâng cao chất lượng của các thiết chế giải quyết tranh chấp của Việt Nam (tòa án, trọng tài), từng bước tạo niềm tin cho nhà ĐTNN và hướng tới xây dựng môi trường tư pháp liên quan đến đầu tư kinh doanh hấp dẫn hơn.

- Sửa đổi, bổ sung các luật hiện hành phù hợp với Luật Cạnh tranh năm 2018 để áp dụng thống nhất đối với hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), trong đó có hoạt động mua bán và sáp nhập của nhà ĐTNN, kiểm soát chặt chẽ hành vi thâu tóm của nhà

ĐTNN và DN FDI đối với DN trong nước, đặc biệt là DN lớn, DN vận hành trên nền tảng công nghệ.

- Nghiên cứu, ban hành Luật Đối tác cơng - tư (PPP) nhằm khuyến khích mạnh mẽ nhà ĐTNN đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó bao gồm các cơ chế, biện pháp thu hút, bảo đảm đầu tư thông các các công cụ hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ,... Nghiên cứu ban hành chính sách tạo hành lang pháp lý cho phát triển và quản lý các hình thức và phương thức đầu tư mới phù hợp với thơng lệ quốc tế. Hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm đảm bảo sự nhất quán giữa các luật liên quan, đặc biệt là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giáo dục,... và giữa các luật và văn bản hướng dẫn luật.

- Đẩy mạnh cải cách tư pháp. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp hợp đồng và tranh chấp phát sinh trong hoạt động đầu tư kinh doanh của hệ thống Tòa án, trọng tài thương mại và hòa giải thương mại của Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồn thiện cơ chế pháp lý, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giải quyết phá sản DN, đi đôi với mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Nâng cao hiệu lực của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự để thúc đẩy chất lượng thi hành các bản án liên quan đến đầu tư, kinh doanh đảm bảo tính kịp thời, nghiêm minh của pháp luật.

- Thiết kế các chính sách cụ thể riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư chiến lược từ các công ty đa quốc gia, có tiềm năng lớn về cơng nghệ và thị trường. Mặt khác cũng cần có những quy định rõ ràng về pháp lý để ngăn chặn những luồng đầu tư không mong muốn. Đây cần được coi là một định hướng quan trọng trong chiến lược cơ cấu và chính sách kinh tế đối ngoại mới, địi hỏi có sự tự tin, có cách làm mạnh dạn, khơn ngoan, sẵn sàng vượt khỏi các

khn khổ chính sách thơng thường để tạo bước ngoặt cần thiết trong thu hút FDI. Thực hiện điều này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng các đối tượng bên ngồi, nhận diện lợi ích thực thụ của mỗi bên để đánh giá, so sánh, chọn lựa và có cách đối xử thơng minh, phù hợp thậm chí với từng đối tượng. Cũng cần có sự thống nhất về nhận thức và phối hợp hành động tốt giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong khi thực hiện chủ trương này. Các cấp tham gia quyết định và thực hiện các dự án FDI, đặc biệt ở các địa phương, rất cần được nâng cao trình độ và năng lực thẩm định, giám sát và làm việc với các đối tượng FDI đặc biệt này.

- Cần xử lý nghiêm khắc hơn nữa tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” để đảm bảo hiệu quả các dự án FDI theo hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu bổ sung quy định “điều kiện về quốc phịng, an ninh” trong q trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc các văn bản có giá trị pháp lý tương đương) đối với dự án đầu tư mới và quá trình xem xét, chấp thuận đối với hoạt động đầu tư thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Đồng thời, cần xây dựng cụ thể danh mục hạn chế, không thu hút ĐTNN phù hợp với các cam kết quốc tế; ngoài danh mục này, nhà ĐTNN được đối xử bình đẳng như nhà dầu tư trong nước. Khuyến khích nhà ĐTNN gia nhập thị trường ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam khơng có nhu cầu bảo hộ. Ngồi ra, Việt Nam cần xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động ĐTNN có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

- Đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến khích đối với các DN FDI hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa các ngành, nghề đầu tư khác nhau. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hợp tác,

chuyển giao cơng nghệ dựa trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện. Áp dụng nguyên tắc ưu đãi đầu tư gắn với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chế hậu kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết.

- Tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện thể chế, chính sách cho các KKT, KCN, KCNC, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mơ hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mơ hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác.

- Chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng các tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án,... Bảo đảm chặt chẽ về quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án FDI theo đúng quy định pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan tới ĐTNN. Xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không thực hiện đúng cam kết.

Hai là, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để định vị lại lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường lao động cạnh tranh với lực lượng lao động có kỹ năng, tay nghề thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện thể chế về lao động phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo thực hiện cam kết trong các FTAs thế hệ mới và thực thi các tiêu chuẩn lao động động. Khuyến khích chuyển hướng thu hút FDI bằng nguồn nhân lực chất lượng cao.

chuẩn quốc tế và yêu cầu thu hút và sử dụng ĐTNN về trình độ chun mơn, kỹ năng, ngoại ngữ, kỷ luật và văn hóa lao động. Khuyến khích mạnh các tổ chức giáo dục nghề nghiệp toàn cầu đầu tư vào Việt Nam; đẩy mạnh phân luồng đào tạo đại học và dạy nghề; cải cách chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của hệ thống quản lý giáo dục, dạy nghề cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường lao động; đẩy mạnh mơ hình “trường học trong DN”.

- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích DN FDI đào tạo lao động chất lượng cao của Việt Nam. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, nhà khoa học nước ngồi làm việc tại Việt Nam. Tăng cường cơng tác quản lý lao động nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến lao động nước ngoài, đặc biệt sử dụng lao động phổ thơng trái pháp luật.

- Đổi mới chính sách tiền lương theo nguyên tắc thị trường; lương tối thiểu và căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu phải dựa trên quan hệ cung - cầu lao động, năng suất lao động, chỉ số giá tiêu dùng, việc làm, thất nghiệp và khả năng chi trả của DN. Hạn chế, tiến tới không cho phép giám đốc điều hành và giám đốc quản lý giữ các vị trí cơng đồn chủ chốt; đơn giản hóa quy định về giải quyết về tranh chấp về lao động và hình thành hệ thống hịa giải, trọng tài lao động chuyên trách và tạo thêm các kênh giải quyết tranh chấp lao động khác. Sửa đổi nội dung quy định của hợp đồng lao động theo hướng linh hoạt, không can thiệp quá sâu vào công tác quản trị nhân sự nhưng bảo vệ được lợi ích chính đáng của người lao động. Bên cạnh vấn đề tạo việc làm, việc thu hút và sử dụng FDI trong thời gian tới phải đảm bảo vấn đề an sinh cho người lao động. Đối với dự án sử dụng nhiều lao động, vấn đề hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, nhà ở, cơ sở khám chữa bệnh, văn hóa, thể thao,... cần được tính đến khi xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ba là, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai nhằm thu hút ĐTNN phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng KH&CN vào sản xuất để sử dụng đất có hiệu quả.

- Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong thu hút và sử dụng ĐTNN trên nguyên tắc không thu hút FDI bằng mọi giá; không thu hút các dự án có nguy cơ hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Hồn thiện các quy trình thanh tra, giám sát, thẩm định, kiểm tốn nhằm phịng chống tình trạng nhà ĐTNN góp vốn bằng dây chuyền, thiết bị, vật tư lạc hậu, tránh nguy cơ Việt Nam trở thành “bãi rác” công nghệ.

- Kiểm sốt chặt chẽ cơng nghệ sản xuất của DN FDI có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, khuyến khích các DN này đổi mới, nâng cấp công nghệ, chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Khơng xem xét mở rộng quy mơ và gia hạn thời hạn hoạt động đối với những dự án ĐTNN đang hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực chủ yếu dựa vào khai thác tài ngun, chế biến thơ, có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường.

- Quản lý chặt chẽ, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất DN FDI được giao, cho thuê; kiên quyết thu hồi diện tích đất được giao, cho thuê và sử dụng khơng đúng mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Khuyến khích DN FDI đầu tư, khai thác chế biến sâu tài nguyên khoáng sản, tạo giá trị gia tăng cao, đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ.

cấu hạ tầng kỹ thuật gắn với các giải pháp phịng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bốn là, phát triển hạ tầng chất lượng cao

- Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư phát triển hạ tầng nhằm tiếp tục thu hút đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng cao, như: hạ tầng giao thông thuận tiện, điện, nước, logistics,... để giảm chi phí vận tải, chi phí đầu vào của DN, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các cơng trình giao thơng, năng lượng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thốt nước, vệ sinh mơi trường (xử lý chất thải rắn, nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 107 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)