Nhóm giải pháp từ phía các dự án FDI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 96 - 102)

Để nâng cao hiệu quả của các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, các DN FDI cần chú trọng triển khai một số giải pháp như sau:

Một là, hoàn thiện cấu trúc sở hữu phức hợp, đặc biệt trong các dự án FDI

- Các DN FDI cần xây dựng cấu trúc sở hữu phức hợp, đặc biệt trong các dự án FDI liên doanh phù hợp với đặc điểm, tính chất, quy mơ của dự án FDI. Cấu trúc sở hữu và việc tổ chức mơ hình của DN tùy thuộc vào tình hình cụ thể của DN cũng như quy mơ hoạt động của DN đó tại Việt Nam. Việc xây dựng cấu trúc sở hữu phức hợp đối với các dự án FDI giúp các dự án hoạt động có hiệu quả cao, góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam.

- Mơ hình bộ máy quản trị của DN FDI phù hợp với cấu trúc sở hữu cũng rất cần thiết, cần bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các phòng ban chức năng giúp việc cho Ban giám đốc, xuống các cấp dưới gồm giám đốc các nhóm sản phẩm, giám đốc

các khu vực điạ lý, giám đốc các chức năng, giám đốc các bộ phận chức năng như sản xuất, maketing, nhân sự, tài chính, kỹ thuật,… giám đốc các cơ sở sản xuất, quản đốc các phân xưởng, tổ trưởng tổ sản xuất, trưởng ca,…. Điều này giúp các DN tiến hành các hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các giai đoạn của dự án FDI và phối hợp tốt các giai đoạn ấy để đạt được các mục tiêu của dự án.

- Cần xác định rõ quyền quản lý của các bên liên quan trong cấu trúc sở hữu phức hợp. Nếu bên nước ngồi góp 100% vốn pháp định thì quyền quản lý DN sẽ hồn tồn thuộc về bên nước ngồi. Nếu có nhiều bên nước ngồi cùng góp vốn thì quyền quản lý DN cũng phụ thuộc vào tỷ trọng phần vốn góp của mỗi bên nước ngồi vào vốn pháp định của DN FDI. Số thành viên và vai trò của mỗi bên trong hội đồng quản trị tùy thuộc vào tỷ trọng vốn góp của mỗi bên trong tổng số vốn pháp định của DN FDI. Đây là những người đại diện sở hữu phần vốn góp của mình và là người bảo vệ lợi ích cho bên mình trong DN FDI mà đằng sau nó là lợi ích của những người đại diện.

Hai là, xác định đúng về nguồn lực đầu tư, nhân sự, tiềm lực tài chính,…

- Các dự án FDI khi đầu tư và Việt Nam cần xác định đúng đắn nguồn lực đầu tư để đảm bảo tính hiệu quả và những đóng góp đáng kể vào phát triển bền vững nền kinh tế của Việt Nam. Trong đó, việc xác định rõ tiềm lực tài chính là rất quan trọng. Hoạt động này cần được triển khai thơng qua dự tốn các chỉ tiêu tài chính của dự án FDI trong suốt vịng đời của dự án và dự tính các biện pháp khắc phục những điểm yếu về mặt tài chính của dự án. Mục đích là xem xét tiềm lực tài chính của dự án và tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án FDI về phương diện tài chính. Dựa vào các phân tích tài chính và các chỉ tiêu tài chính cơ bản mà nhà đầu tư

FDI xác định được chính xác nguồn lực đầu tư. Nội dung xác định tiềm lực tài chính của dự án FDI bao gồm xác định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án; dự trù doanh thu, chi phí và lỗ lãi hàng năm và cả đời dự án; xây dựng bảng tổng kết tài sản; xây dựng bảng dự trù cân đối thu chi,…

- Việc xác định quy mô nhân sự phục vụ cho các dự án FDI ở Việt Nam cũng rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Về cơ bản, hoạt động này địi hỏi q trình xác định nhu cầu nhân lực, nguồn và khả năng cung ứng nhân lực nhằm xây dựng cơ cấu lao động phù hợp với những yêu cầu của DN FDI. Việc xác định chính xác quy mơ nhân sự tạo điều kiện để hình thành tầm nhìn cho ban lãnh đạo DN FDI về lĩnh vực nhân sự bao gồm cả khía cạnh cung, cầu nhân lực cả ở trong nước và ngoài nước. Đồng thời, đây được coi là cơ sở để đưa ra các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho DN FDI cả trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với các hoạt động ở nước ngồi. Thêm vào đó, việc xác định quy mô nhân sự giúp DN chủ động đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt những tác động xấu do những thay đổi đột ngột trên thị trường lao động tại Việt Nam và quốc tế gây ra. Đồng thời giúp cho DN đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển cơ bản của DN FDI trong từng giai đoạn. Trong quá trình xác định quy mơ nhân sự, DN cần đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của nguồn nhân lực hiện tại, tình trạng dư thừa hay thiếu hụt về nhân lực để giúp cho DN FDI chủ động trong tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động của mình. Trên cơ sở xác định chính xác nguồn lực đầu tư, quy mơ nhân sự, tiềm lực tài chính, các DN cần xác định được nguồn lực về cơng nghệ kỹ thuật để đảm bảo tính hiệu quả của các dự án FDI tại Việt Nam. Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững tại Việt Nam. Các DN FDI cần sử dụng cơng nghệ cao với giá trị gia tăng cao, tích cực tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất.

Ba là, nâng cao năng lực quản trị và giải quyết mẫu thuẫn (nội bộ và bên ngoài) của lãnh đạo DN FDI

- Để đảm bảo tính hiệu quả của các dự án FDI và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam, lãnh đạo các DN FDI cần phải chú trọng nâng cao năng lực quản trị trong quá trình triển khai dự án. Các nhà lãnh đạo cần thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản của quản trị triển khai dự án FDI, bao gồm: triển khai đúng pháp luật; triển khai đúng tiến độ; phân công công việc phải khoa học và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình triển khai dự án FDI; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai tốt nhất dự án đã được cấp giấy phép đầu tư trên cơ sở bảo đảm vai trị quản lý vĩ mơ của Nhà nước. Các nhà lãnh đạo DN FDI cũng cần cải thiện năng lực quản trị đối với từng nội dung quản trị cụ thể như: xác định các cơng việc và trình tự để triển khai dự án FDI; xác định tiến độ triển khai thực hiện dự án FDI; tiến hành phân công và thực hiện công tác điều độ trong triển khai dự án FDI; xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên trong quá trình triển khai dự án FDI; và thực hiện chế độ thống kê và báo cáo định kỳ.

- Các nhà quản trị trong DN FDI có quốc tịch khác nhau, sử dụng ngơn ngữ khác nhau, chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau nên thường làm phát sinh những mâu thuẫn. Vì vậy, các nhà lãnh đạo của các DN này cần biết dung hòa các mâu thuẫn để có thể duy trì và phát triển được quan hệ giữa các bên đối tác.

- Để giảm thiểu các mâu thuẫn bên ngoài, các nhà lãnh đạo DN FDI cần chủ trương quản lý trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật Việt Nam, không chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu ngân sách. Chỉ khi thực hiện tốt các quy định, chính sách và pháp luật của Việt Nam, DN mới có thể giảm thiểu các mẫu thuẫn bên ngồi khơng mong muốn, ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án FDI. Cần thực hiện tốt các nguyên tắc quản trị tài chính DN FDI.

Cụ thể là nguyên tắc chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính của Việt Nam. Việc ln ln tn thủ chế độ quản lý tài chính của Việt Nam giúp các DN không bị pháp luật trừng trị. Việc chấp hành tốt các quy định trong chế độ quản lý tài chính DN cũng góp phần tạo cho DN một uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cũng cần đảm bảo các bên đều được biết các thơng tin tài chính khi cần thiết. Do trong các DN FDI thường có nhiều bên cùng sở hữu, do vậy mà cũng sẽ có nhiều chủ sở hữu được tham gia vào quá trình phân phối trong DN FDI.

- Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật cho người lao động để giảm thiểu tối đa việc phát triển các mâu thuẫn nội bộ. Đồng thời, các nhà lãnh đạo DN FDI cần đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi và khả năng phát triển toàn diện cho người lao động. Yêu cầu này là một đòi hỏi quan trọng, tạo điều kiện phát triển bền vững cho DN trên cơ sở một đội ngũ nhân lực được đào tạo liên tục và duy trì được sức khoẻ tốt. Đồng thời, yêu cầu này giúp cho người lao động có đủ điều kiện làm việc, tạo ra sự nhiệt tình và lao động sáng tạo của họ.

- Cần xử lý thoả đáng các tranh chấp lao động trong phạm vi cho phép. Đồng thời, cần xem xét và điều chỉnh một số nội dung theo đề nghị của người lao động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Có nhiều ngun nhân dẫn đến các cuộc đình cơng trong các DN FDI thời gian qua nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ mối quan hệ lao động, lợi ích kinh tế giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động tại các DN này còn nhiều hạn chế, một số tổ chức cơng đồn tại các DN FDI chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động. Lãnh đạo các DN FDI cần tăng cường đối thoại với người lao động nhằm thống nhất hướng xử lý mâu thuẫn theo quy định của pháp luật. Nhờ vậy, các cuộc đình

cơng xảy ra tại các DN FDI sẽ được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, qua đó giúp DN sớm ổn định sản xuất, người lao động ổn định việc làm.

Bốn là, nâng cao năng lực marketing và thị trường của DN FDI theo định hướng phát triển bền vững, đặc biệt hướng ra thị trường XK

- Chú trọng nâng cao năng lực triển khai hoạt động marketing thông qua tiếp tục ổn định phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống, mặt khác đầu tư công nghệ, phân bổ nhân công để phát triển sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của các tập khách hàng mới. Các DN FDI cũng cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ, chuẩn hóa các khâu của từng bộ phận, hạn chế tối thiểu các sản phẩm lỗi lọt ra ngoài và giao đến tay khách hàng (bộ phận quảng cáo), bao bì đóng gói các sản phẩm của đối tác phải được thiết kế bắt mắt, thông tin chi tiết cụ thể, đẹp cả về hình thức và chất lượng, sắp xếp hàng hóa ngay ngắn gọn gàng, chuyên nghiệp. Đồng thời, cần nâng cao năng lực quản lý của các bộ phận, các khâu trong quá trình sản xuất để giảm thiểu tối đa các chi phí khơng cần thiết, tạo điều kiện hình thành một mức giá cạnh tranh tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

- Tăng cường hệ thống thông tin marketing bằng các biện pháp như: xây dựng và thực hiện tốt báo cáo nội bộ (doanh thu, chi phí, sản lượng, vật tư,…); xây dựng hệ thống thu thập thơng tin marketing bên ngồi (có thể tự điều tra hoặc mua lại thơng tin từ bên ngồi); xây dựng hệ thống nghiên cứu marketing (có thể sắp xếp bố trí nhân sự chuyên môn nghiên cứu để thu thập những thơng tin cần thiết); hệ thống phân tích và xử lý thông tin marketing. Như vậy, các nhà quản trị marketing của các DN sẽ đưa ra những quyết định về hoạt động marketing của mình một cách vững chắc và góp phần nâng cao được hiệu quả của các dự án FDI.

+ Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực marketing. Để làm được điều này, các DN cần thành lập bộ phận hoặc phịng marketing hoạt động độc lập, có khả năng hoạch định và triển khai các kế hoạch và chương trình marketing một cách bài bản, giúp cho các nhà QTDN ra các quyết định sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Năm là, hoạch định chiến lược phát triển bền vững của DN FDI

- Hoạch định cụ thể chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững, tập trung nhận dạng rõ ràng nhằm ngăn chặn, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro để đảm bảo có một mơi trường kinh doanh thuận lợi và phát triển bền vững. Mơi trường kinh doanh ít rủi ro là nền tảng cho kinh doanh có hiệu quả, mang lại cho chủ đầu tư uy tín và lợi nhuận, nhanh chóng ứng biến, khắc phục, khoanh vùng hậu quả của rủi ro mỗi khi có tổn thất xảy ra.

- Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cần chú trọng sản xuất hàng XK, đồng thời khai thác tối đa thị trường nội địa để thay thế hàng NK.

- Cần quan tâm đến phát triển lâu dài và thân thiện với môi trường sinh thái trong chiến lược phát triển bền vững của mình. Vấn đề này là hết sức quan trọng để cấu thành nên một dự án FDI thân thiện với mơi trường và có khả năng bền vững trong dài hạn. Các dự án FDI không chỉ cần quan tâm đến phương án đầu tư mà phải kèm theo phương án bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)