Định hướng thu hút và sửdụng hiệu quả đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 92 - 96)

tiếp nước ngoài đến 2030

Định hướng thu hút và sử dụng ĐTNN phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới sáng tạo và liên kết chặt chẽ giữa DN FDI với DN trong nước, cụ thể như sau:

- Về ngành, lĩnh vực:

Một là, Ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành:

- Công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, cơng nghệ thơng tin và viễn thơng, điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, ơ tơ, máy nơng nghiệp, thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghiệp, thiết bị điện, cơng nghiệp hỗ trợ, R&D, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn (SMAC), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện tốn đám mây, kinh tế số, tự động hóa, y sinh, vật liệu mới.

- Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp giá trị cao.

- Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác.

- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh.

tâm, trọng điểm; lựa chọn một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI để chủ động xúc tiến đầu tư bảo đảm nguyên tắc đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Định kỳ đánh giá hiệu quả thực hiện theo các tiêu chí để có điều chỉnh thích hợp.

Ba là, Đảm bảo hài hịa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tào nguồn nhân lực trong thu hút và sử dụng FDI để nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Bốn là, Thu hút nhà đầu tư FDI, đặc biệt là các TNCs tham gia hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị. Thúc đẩy DN trong nước, DN FDI, kể cả DNNVV nước ngoài liên kết với TNCs trong cụm liên kết ngành.

Năm là, Tiếp tục thu hút FDI vào các ngành mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế như dệt may, da giày,... nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thơng minh, tự động hóa.

- Về địa phương, vùng lãnh thổ:

Một là, thu hút FDI phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng và từng địa phương, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường chung của vùng và cả nước, đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất và các tài nguyên không tái tạo. Không thu hút ĐTNN bằng mọi giá, làm phá vỡ quy hoạch, dự án có giá trị đầu tư trên một đơn vị diện tích đất thấp. Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu FDI tại địa phương, vùng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tăng cường liên kết với DN trong nước liên kết vùng.

Hai là, đối với địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc

quyền kinh tế, việc thu hút và sử dụng FDI cần được xem xét hết sức chặt chẽ, vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.

Ba là, đối với những địa phương có trình độ phát triển cao về kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực, tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu và phát triển để hình thành trung tâm tài chính, cơng nghệ quốc gia và khu vực. Đối với một số địa bàn có điều kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, bên cạnh những dự án thuộc ngành, lĩnh vực tập trung ưu tiên, dự án tạo ra giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thơng minh và tự động hóa, tạo điều kiện thu hút các dự án ĐTNN trong những ngành sử dụng lao động phổ thông, lắp ráp giản đơn trong một giai đoạn nhất định để góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời xây dựng kế hoạch chuyển hướng thu hút ĐTNN sang ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn.

Bốn là, tạo động lực mới cho thu hút và sử dụng FDI vào các KCN, KCX, KKT, KCNC, khu nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược, TNCs đầu tư vào các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được Quốc hội quyết định thành lập khi điều kiện chín muồi.

- Về thị trường và đối tác:

Một là, đa dạng hóa, đa phương hóa thu hút FDI từ nhiều thị trường và đối tác. Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng các nước phát triển, các nước G7 để chủ động thu hút nhà ĐTNN tiềm năng từ các quốc gia này đầu tư vào những dự án công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, dịch vụ hiện đại, có hiệu ứng lan tỏa cao trong nền kinh tế. Chủ động theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng ĐTNN vào Việt Nam từ một số nước

trong khu vực để lựa chọn thu hút các dự án đầu tư phù hợp với định hướng. Không thu hút các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường.

Hai là, thu hút FDI từ các DNNVV, dự án quy mô nhỏ, siêu nhỏ nhưng phải đảm bảo điều kiện về công nghệ và gia nhập mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển CNHT, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, phát triển ngành, nghề mới, tạo thêm việc làm.

PHẦN V

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)