trong giai đoạn tới, bao gồm: mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thu hút, sửdụng ĐTNN; tác động các cam kết hội nhập quốc tế tới thu hút FDI; và những vấn đề nội tại của nền kinh tế liên quan đến FDI.
- Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thu hút, sử dụng FDI:
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3, Khóa XI đã đề ra các mục tiêu thực hiện các mũi đột phá về thể chế, nhân lực và hạ tầng, đi đôi với cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng nhằm tăng năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Định hướng phát triển đã đặt ra yêu cầu phải tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có khu vực FDI. Do đó, điều chỉnh chính sách thu hút và sử dụng FDI và tận dụng nguồn vốn này nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là rất cần thiết. Để đạt mục tiêu phát triển, ở tầm dài hạn hơn, Báo cáo Việt Nam 2035 đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành nước có thu nhập trên trung bình, với GDP bình qn đầu người khoảng 22.000 USD (tính theo giá so sánh PPP 2011), tiến tới trở thành một xã hội thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ vào năm 2035 với ba trụ cột và sáu chuyển đổi, bao gồm: (i) Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về mơi trường; (ii) Cơng bằng và hịa nhập xã hội (hay cịn gọi là bình đẳng cho mọi người); và (iii) Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Sáu chuyển đổi lớn địi hỏi phải thực hiện gồm: (i) Hiện đại hóa nền kinh tế đồng thời với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân; (ii) Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm; (iii) Nâng cao hiệu quả của q trình đơ thị hóa, tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận; (iv) Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; (v) Bảo đảm
cơng bằng và hịa nhập xã hội cho các nhóm yếu thế cùng với sự phát triển của xã hội trung lưu; và (vi) Xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.
Bên cạnh Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam cũng đang thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh (Quyết định số1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/9/2012). Kế hoạch hành động phục vụ cho thực hiện Chiến lược này đã được công bố tại Quyết định số403/QĐ-TTg, ngày 20/03/2014. Về cơ bản, các hoạt động thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh tập trung vào đổi mới thể chế, giảm phát thải khí nhà kính,xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Các mục tiêu và định hướng phát triển nêu trên có ảnh hưởng lớn đến việc định hướng lại các lĩnh vực ưu tiên phát triển, ưu tiên thu hút ĐTNN, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Về định hướng phát triển cơng nghiệp: Bộ Chính trị mới đây đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/03/2018 về Định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 23 đưa ra những mục tiêu tổng quát đầy quyết tâm, bao gồm: (i) Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về cơng nghiệp, trong đó một số ngành cơng nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; và (ii) Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp phát triển hiện đại. Về các mục tiêu cụ thể địi hỏi phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ chính sách về ĐTNN bao gồm: (i) Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45% ; (ii) Chỉ số hiệu suất cạnh tranh cơng nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN; và (iii) Xây dựng được một số cụm liên kết
ngành cơng nghiệp, DN cơng nghiệp trong nước có quy mơ lớn, xun quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Về định hướng chính sách thu hút ĐTNN trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong CMCN 4.0, Nghị quyết số 23 cũng thể hiện quyết tâm điều chỉnh thu hút ĐTNN “chất lượng cao”, thân thiện với môi trường, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và liên kết với DN nội địa. Bên cạnh đó, Nghị quyết 10-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết 10) đề ra quan điểm về “Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với các DN có vốn ĐTNN nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ”.
- Tác động của các FTA thế hệ mới đến thu hút FDI:
Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương, hợp tác với các đối tác trên thế giới,... Các động lực chủ yếu tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là nhằm: (i) cải thiện tiếp cận đối với nguồn lực và thị trường nước ngoài; (ii) tăng cường cơ hội kinh tế cho cộng đồng DN và người dân trong nước; và (iii) tạo sức ép để cải cách trong nước theo những thông lệ tốt (kể cả một số thông lệ tốt nhất) ở khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy các hiệp định thương mại đa phương và song phương đã và đang có những tác động tích cực đến thu hút FDI và hoạt động của khu vực này ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước 2007 về tác động của việc gia nhập WTO đều đánh giá thấp tăng trưởng kinh tế và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam so với thực tế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng có đóng góp nhiều hơn từ XK, đặc biệt là XK của các DN FDI. So với các nước, kể
cả các nước phát triển ở trình độ cao hơn, Việt Nam đã tham gia tương đối nhiều FTA và các hiệp định đầu tư song phương. Ở một chừng mực nhất định, các FTA với tiêu chuẩn khác nhau, quy tắc xuất xứ khác nhau và quy mô thị trường khác nhau đã tạo ra những cơ hội đa dạng hơn, phù hợp với nhiều nhóm DN, gồm cả DN FDI. Đây là một lợi thế đáng kể cho các DN đầu tư vào thị trường Việt Nam khai thác các thị trường đối tác (nếu đáp ứng được các quy định tương ứng, trong đó có quy tắc xuất xứ).
Hình 9. Các FTAs của Việt Nam
Xu hướng thứ nhất, nổi bật nhất ở các FTA thế hệ mới (như giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan, EU và CP- TPP) đều đưa ra các cam kết “đối xử công bằng” giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh hoặc các hình thức
chuyển nhượng dự án đầu tư khác trong lãnh thổ nước mình. Điều này cho phép nhà ĐTNN có thể tiếp cận thị trường nước ta nhanh hơn. Chẳng hạn, khi EVFTA và CP-TPP có hiệu lực, nhà đầu tư từ các nước thành viên có thể tham gia thị trường bán lẻ, hay thị trường bất động sản nước ta ngay lập tức nếu họ nhận chuyển nhượng các dự án của nhà đầu tư trong nước đang vận hành.
Xu hướng thứ hai, do các yêu cầu nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, để được hưởng ưu đãi thuế suất thì các nhà ĐTNN sẽ đầu tư mạnh vào mạng lưới sản xuất nguyên liệu đầu vào (ở Việt Nam hoặc các thị trường được phép cộng gộp xuất xứ với Việt Nam).
Xu hướng thứ ba, các điều khoản “phát triển bền vững” trong FTA thế hệ mới sẽ hạn chế những công nghệ lạc hậu, công nghệ có khả năng tác động tiêu cực đến mơi trường, cơng nghệ khai thác cạn kiệt tài ngun,... Thay vào đó là các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Thực hiện các FTA thế hệ mới sẽ đem lại cho nền kinh tế và DN Việt Nam những lợi ích khả quan. Ngồi những lợi ích trực tiếp từ dịng vốn và xuất khẩu, cơ hội để cải thiện liên kết giữa DN trong nước và DN FDI có thể gia tăng đáng kể. Thực hiện các FTA thế hệ mới có thể sẽ thúc đẩy các nhà ĐTNN đầu tư các dự án có chất lượng hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn, không chỉ đơn thuần là các dự án gia công, lắp ráp. Đây sẽ là cơ hội cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, chủ động mở rộng cánh cửa đón các nhà sản xuất linh, phụ kiện trong nước để được hưởng thuế suất ưu đãi của FTA. Việc mở rộng cánh cửa này, không chỉ là mời DN trong nước tham gia đơn hàng, mà bao gồm cả tư vấn về công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hay chia sẻ kinh nghiệm quản trị.
Tuy nhiên, những cơ hội do hội nhập mang lại sẽ khơng tự chuyển hóa thành hiện thực nếu Việt Nam khơng quyết liệt thực hiện cải cách, loại bỏ các rào cản đối với năng lực cạnh tranh nói
chung và các trở ngại đối với ĐTNN nói riêng. Đối với việc cải cách thủ tục pháp lý, tạo ra tính minh bạch, ổn định, bình đẳng cao cho các DN ĐTNN, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao khi chủ động thay đổi, bãi bỏ các quy định chồng chéo trong thủ tục đầu tư, bãi bỏ các chính sách bảo hộ hoặc tạo ưu đãi bất hợp lý cho DN trong nước,... Điều này đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong nước, kêu gọi, thu hút ĐTNN. Những trở ngại trong việc đón những làn sóng đầu tư mới ngồi vấn đề thể chế thì cần xử lý được 3 điểm nghẽn chính là hạ tầng giao thơng, dịch vụ vận tải và chất lượng nguồn nhân lực. Cần lưu ý là ngay cả khi dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam chưa tăng sau khi nước ta tham gia các FTA thì nhà ĐTNN, các tập đồn xuyên quốc gia vẫn hết sức quan tâm đến thị trường Việt Nam. Một số khảo sát cho thấy các tập đoàn quốc tế có quan tâm đến lợi thế sản xuất ở Việt Nam, nhưng lại lựa chọn các phương thức phi vốn chủ sở hữu để hợp tác, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu ở Việt Nam thay vì đầu tư trực tiếp ngay vào Việt Nam, nếu kết quả tốt thì họ sẽ chính thức đầu tư. Vì vậy, với loại hình đầu tư này các chính sách XTĐT và thu hút đầu tư phải tạo môi trường ổn định và thuận lợi chung cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của cộng đồng DN.
Ngoài ra, tham gia các FTAs thế hệ mới vừa là cơ hội để thu hút dòng ĐTNN, nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương “tạo dư địa” cho khu vực DN tư nhân trong nước phát triển khi phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN, cùng các cam kết bảo hộ quyền đầu tư, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư.
- Khó khăn, thách thức nội tại của nền kinh tế:
Mơ hình tăng trưởng dựa q nhiều vào huy động các nguồn lực, nhưng sử dụng chưa hiệu quả, nhiều yếu tố đầu vào bị tận khai. Việc gia tăng quá mức các nhân tố đầu vào để thúc đẩy tăng trưởng sẽ phải đánh đổi bằng các bất ổn kinh tế vĩ mô và sụt giảm
chất lượng tăng trưởng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cịn thấp so với mức thu nhập bình qn của thế giới (hơn 10.000USD/người), trong khi đó Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới và dự báo có thể sẽ kết thúc giai đoạn “dân số vàng” vào khoảng năm 2020 - 2025. Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện nhưng chưa thực sự đầy đủ, đồng bộ theo các thông lệ của nền kinh tế thị trường ở các nước có trình độ phát triển cao hơn, gây cản trở cho thực hiện đổi mới và tận dụng cơ hội của hội nhập, trong đó có thu hút và sử dụng ĐTNN. Thị trường các nhân tố đầu vào sản xuất chưa vận hành hiệu quả, nhất là thị trường nguyên liệu và đầu vào trung gian, làm tăng chi phí sản xuất. Đến nay, một số nước (đặc biệt là Mỹ, EU) vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc thu hút ĐTNN, cũng như gia tăng những mặt chế trong hoạt động của DN FDI tại Việt Nam điển hình là tận dụng lao động phổ thông, tài nguyên, các tiêu chuẩn môi trường dưới tiêu chuẩn, trách nhiệm xã hội khiêm tốn... Bên cạnh đó, các DN hoạt động tại Việt Nam có thể gặp khó khăn khi phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Mơi trường đầu tư kinh doanh cịn thiếu tính minh bạch, tính dự báo, tính tiên lượng. Mặc dù quy định khơng có sự phân biệt đối xử đối với các nhà ĐTNN, nhưng cơ hội đầu tư vào Việt Nam vẫn còn bị hạn chế bởi sự thiếu minh bạch trong quy trình làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, sự thiếu nhất quán trong cách hiểu và thực thi pháp luật.
Khu vực DN trong nước chủ yếu là DNNVV, hạn chế cả về vốn, cơng nghệ, lao động có kỹ năng và năng lực quản trị. Nhìn từ góc độ chuỗi giá trị, DN Việt Nam cịn khá nhiều hạn chế cả về quy mô, năng lực điều hành và quan hệ liên kết - hợp tác. Khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam ở nhiều mặt hàng truyền thống chậm được cải thiện. Nâng cao năng lực cạnh tranh ở các mặt hàng mới
chậm hơn kỳ vọng. Bản thân khơng ít DN Việt Nam cịn thiếu tầm nhìn, thiếu chủ động và động lực để tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Đây là một nút thắt rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng liên kết và tận dụng sự lan tỏa từ khu vực ĐTNN của DN Việt Nam. Cùng với việc mở cửa thị trường và tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đang chịu sức ép lớn từ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế trong thu hút và sử dụng ĐTNN, bao gồm cả các dự án ĐTNN thâm dụng lao động và các sử dụng công nghệ cao.
Một số yếu tố nền tảng cấu thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, là động lực thu hút ĐTNN của Việt Nam còn thua kém một số nước trong khu vực. Chi phí tuân thủ và chi phí hoạt động của Việt Nam khá cao, thể hiện ở chỉ số xếp hạng thấp về hiệu quả hoạt động logistics (LPI) (Theo Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên, 2017 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Năm 2017, tỷ lệ chi phí logistic trên GDP của Việt Nam ở mức 20,9% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như: Trung Quốc (14,5%), Singapore (8,5%), Malaysia và Phillipin (13%), Thái Lan (15%) và các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (trung bình là 12,7%); kiểm tra chuyên ngành, thời gian nộp thuế 91 và bảo hiểm xã hội, giải