Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những người sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin giải thích sự biến đổi, phát triển xã hội loài người như một quá trình tự nhiên, phổ biến, trải qua các giai đoạn khác nhau, phát triển theo một quy luật từ thấp đến cao và trải qua năm giai đoạn, năm hình thái kinh tế xã hội khác nhaụ Trong đó, lực lượng sản xuất là yếu tố đóng vai trị quyết định. Khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ (phạm vi, quy mơ, tính chất) nhất định thì mâu
thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất cũ trở nên lỗi thời, lạc hậu, là lực cản đối với lực lượng sản xuất. Để lực lượng sản xuất phát triển, sản xuất xã hội phát triển cần xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ lạc hậu, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện trên phương diện xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đó là mâu thuẫn đối kháng của hai giai cấp cơ bản, đối lập tồn tại trong một phương thức sản xuất, khơng thể dung hịa nhau về mặt lợi ích kinh tế. Đấu tranh giai cấp là điều tất yếu trong xã hội có giai cấp.
Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cuộc cách mạng xã hội nổ rạ Kết quả là quan hệ sản xuất cũ bị thay thế bởi quan hệ sản xuất mớị Phương thức sản xuất mới ra đời mở đường cho sản xuất xã hội phát triển, thúc đẩy toàn bộ đời sống xã hội phát triển. Một cuộc cách mạng cịn lật đổ chính quyền cũ, thay vào đó chính quyền mới, xóa bỏ những cái lạc hậu, cải tạo cái cũ theo những giá trị mới, tiến bộ hơn. Như vậy, cách mạng xã hội là đòn bẩy thúc đẩy sự thay đổi từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. Nói cách khác theo học thuyết Mác - Lênin đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển từ trình độ thấp lên trình độ caọ