IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số biến đổi xã hội lớn trên thế giớ
- Sự phức tạp, đa dạng hơn trong quan hệ quốc tế
Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu sụp đổ, bức tranh chính trị trên tồn cầu có nhiều thay đổị Từ một thế giới tồn tại hai cực đối lập đứng đầu là Mỹ và Liên Xô chuyển sang thế giới đơn cực, nhất siêu và đa cường. Các nước tập trung cho việc phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước. Chính điều này dẫn đến xu hướng trên thế giới chuyển từ đối đầu chiến tranh sang đối thoại hịa bình. Hịa bình ổn định và hợp tác phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giớị
Tuy nhiên, trên thế giới vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, vấn đề tranh chấp, xung đột… giữa các quốc gia diễn ra với biểu hiện ngày càng phức tạp. Thế giới xuất hiện những "điểm nóng" trở thành nơi tranh chấp của nhiều quốc gia như việc tranh chấp quần đảo Curin giữa Nhật Bản và Liên Xô, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở biển Đông, hay căng thẳng ở eo biển Đài Loan…
Vấn đề khủng bố diễn ra phức tạp. Sau thảm họa 11/9/2001 ở Mỹ, khủng bố quốc tế đang trở thành vấn đề tồn cầu địi hỏi mỗi quốc gia dân tộc phải có những quan tâm đúng mức đến vấn đề nàỵ Khủng bố là một trong những hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hịa bình, an ninh quốc tế. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà cộng đồng quốc tế quan tâm đó là hợp tác đấu tranh chống khủng bố, xác lập cơ sở pháp lý quốc tế cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố.
Trên thế giới còn xuất hiện hiện tượng một số nước phương Tây âm thầm can thiệp vào tình hình chính trị nội bộ của một nước đối thủ. Chiến lược chính trị này của các nước tư bản chủ nghĩa vốn được sử dụng để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và được các nước xã hội chủ nghĩa gọi là diễn biến hịa bình. Tuy nhiên, ngày nay việc can thiệp đó diễn ra ở nhiều nước khác nhau dù đó khơng phải là nước xã hội chủ nghĩạ
Mâu thuẫn xã hội trên thế giới có xu hướng chuyển từ mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu sang mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc... Xung đột tôn giáo, sắc tộc là vấn đề nóng tạo ra sự rối ren của nhiều quốc gia trên thế giớị Thế giới từng chứng kiến xung đột giữa Ấn Độ giáo, Ki Tô giáo và Phật Giáo với Hồi Giáo tại Ấn Độ; xung đột giữa chính quyền với Phật giáo Tây Tạng, giữa Hồi giáo Tân Cương với chính quyền địa phương và trung ương… Hiện nay, chúng ta vẫn tiếp tục trong trạng thái đầy lo ngại trước tình hình xung đột diễn ra căng thẳng tại nhiều khu vực: Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi… Cuộc chiến giữa các nhóm tơn giáo, giáo phái khác nhau trong cùng một tôn giáo (Đạo Hồi) diễn ra
thường xuyên. Có nhiều vụ xung đột tơn giáo, sắc tộc mang lẫn màu sắc chính trị trong đó. Nhiều thế lực phản động lợi dụng những mâu thuẫn trước đó để kích động, tạo tiền đề cho sự chia rẽ, li khai gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hộị Xung đột sắc tộc, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí phá hoại sự thống nhất và ổn định phát triển của đất nước.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày nay đã trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầụ Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy ít nhất một nửa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là nhờ những tiến bộ khoa học công nghệ đem lại thông qua việc chúng góp phần tăng thêm hiệu quả đầu tư của nguồn vốn và năng suất lao động xã hội cũng như tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hộị
Khoa học công nghệ phát triển, chi phối đến mọi mặt của tất cả các quốc gia trên thế giới, chi phối đến quan điểm, lối sống… của từng cá nhân trong xã hộị Sự bùng nổ của khoa học cơng nghệ với tốc độ nhanh chóng và trên nhiều lĩnh vực (nguyên liệu mới, năng lượng mới, tự động hóa, điện tử tin học, sinh học, vũ trụ...) đã làm thay đổi về chất nền sản xuất và đời sống xã hộị Nền văn minh nhân loại chuyển sang giai đoạn mới, văn minh hậu công nghiệp với sự xuất hiện phổ biến các nền kinh tế tri thức thay cho kinh tế tài nguyên truyền thống. Các quốc gia buộc phải tích cực tham gia vào q trình tồn cầu hóa, quốc tế hóa trước sức ép do sự phát triển của khoa học công nghệ tạo rạ Những mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản phát triển trở nên sâu sắc hơn trước sự phát triển của khoa học công nghệ. Cuộc sống của con người được nâng cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên nảy sinh những vấn đề bất cập không dễ giải quyết. Sự phát triển khoa học công nghệ tạo ra sự thay đổi hai chiều cho tất cả các nước trên thế giới hiện naỵ
- Xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế
Quốc tế hóa, tồn cầu hóa là một xu thế ngày càng rõ nét. Cả thế giới là một thị trường, phân công lao động, hợp tác quốc tế rất phát triển. Mỗi nước trở thành một bộ phận của thế giới mở. Xu hướng này đã xóa
đi tư tưởng biệt lập, khép kín của một số nước trước kiạ Các quốc gia phải tự nhận ra rằng muốn phát triển, không bị cô lập, bị bỏ rơi chỉ có con đường tìm cách hịa nhập với thế giới, tham gia tích cực chủ động vào "cuộc chơi" tồn cầu hóa, hội nhập thế giớị
Tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa bị chủ nghĩa tư bản lợi dụng để áp đặt giá trị phương Tây đối với toàn thế giớị Các nước đang phát triển, kém phát triển đứng trước nguy cơ lớn bị "đồng hóa". Để tránh được nguy cơ này, trong q trình phát triển, các nước khơng ngừng tự khẳng định mình theo hướng độc lập tự chủ về chính trị và kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của dân tộc.