Các thiết chế chính trị xã hội ở nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 50 - 52)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

b. Các thiết chế chính trị xã hội ở nông thôn

Ở khu vực nông thôn Việt Nam, tùy theo từng vùng miền mà các phân cấp hành chính được chia theo các cách khác nhau, từ đó thiết chế chính trị - xã hội được chia theo các cách thức khác nhaụ Nếu miền núi, đơn vị nhỏ nhất là bản, miền Nam là ấp, đồng bằng Bắc Bộ là làng. Mặc dù đặc thù mỗi vùng, miền có những điểm khác nhau nhưng nói đến thiết chế chính trị - xã hội ở nơng thơn Việt Nam, khơng thể thiếu đó là làng.

- Làng: Nói đến nơng thơn Việt Nam là nói đến làng - một hình thức

cộng đồng cư trú cơ bản của người Việt, có nguồn gốc từ xa xưa trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Làng vừa là một cộng đồng kinh tế, vừa là một cộng đồng văn hóa (trước 1945 là một đơn vị hành chính cơ sở). Người dân của làng thường là những người có họ hàng với nhau (một hoặc nhiều họ), mỗi họ thường có những tổ tiên đầu tiên đến cư trú, khai khẩn, góp cơng xây dựng làng. Sau đó có những người dân từ nơi khác đến cư trú và trở thành hoặc dân chính thức, hoặc dân ngụ cư. Tùy theo địa bàn lớn hay nhỏ, số dân nhiều hay ít mà các làng có quy mơ khác nhau, có làng chỉ khoảng vài chục hộ, có làng tới hàng trăm hộ. Là một đơn vị dân cư hồn chỉnh, có các chức năng phong phú xoay quanh nhu cầu đa dạng của người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên các làng nơng thơn có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu tổ chức, về các hoạt động kinh tế - xã hội, về cách thức giao tiếp xã hội, về phong tục tập quán, lễ hội hoặc lệ làng. Làng Việt Nam là chỗ dựa vững chắc về đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân và những người cư trú ở nông thôn. Những ai được sinh ra và lớn lên ở làng, dù có đi đâu hay lập nghiệp ở xa vẫn thường nhớ về làng quê, điều đó gần như ăn sâu vào tiềm thức của mỗi ngườị Làng là nơi thừa nhận địa vị, danh vọng và thành công của mỗi người, là một ý niệm sâu sắc, thiêng liêng, là tượng trưng của quê cha đất tổ.

Từ lâu, làng đã là nơi lưu truyền ngơn ngữ và văn hóa dân gian - nền tảng của ngơn ngữ và văn hóa dân tộc. Một số làng là trung tâm văn hóa của cả một vùng, nhất là các làng có di tích lịch sử quan trọng, có lễ hội lớn, có đình chùa tiêu biểụ

Ngày nay, việc phục hồi và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, giáo dục cội nguồn lịch sử dân tộc, đề cao giá trị tình làng nghĩa xóm,

xây dựng làng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đang là những vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng và Nhà nước.

- Gia đình và dịng họ ở nơng thơn: Gia đình và dịng họ đóng vai trị

quan trọng trong cuộc sống của con người ở nơng thơn. Khi cịn nhỏ, mỗi người được gia đình, họ hàng chăm sóc, ni dạy cho đến lúc trưởng thành; khi đã trưởng thành lại tạo cho họ những điều kiện nhất định để tự lập, xây dựng cuộc sống riêng. Là thành viên của gia đình và dịng họ, mỗi người đều phải tn theo các quy ước, quy định vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan của thiết chế xã hội nàỵ Đó là những quy định về thứ bậc trong dịng họ, cách xưng hơ theo huyết thống, những quy ước về sinh hoạt dòng họ như lễ tế họ, nhà thờ họ, giỗ chạp... Những quy ước, quy định đó vừa là những khuôn mẫu hành vi, vừa là những giá trị truyền thống để định hướng cho con người tồn tại và phát triển.

- Thiết chế chính trị: Thiết chế chính trị ở nơng thơn có vị trí quan

trọng và bao trùm đối với tồn bộ đời sống xã hội nông thôn là thiết chế nhà nước, thông qua bộ máy chính quyền cơ sở được điều hành bằng pháp luật. Sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật là nhằm khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong q trình phát triển sản xuất, xây dựng làng xã trên nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hộị Trong q trình quản lý xã hội nơng thơn, nói chung, người ta đều ghi nhận làng không phải là do pháp luật của Nhà nước hay tổ chức quy định. Ngược lại trong quá trình phát triển, pháp luật cịn thừa nhận làng có lệ riêng của mình, miễn là lệ làng không trái với ngun tắc, quy định của pháp luật. Chính vì thế, sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật và lệ làng là những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp tới nông thôn và đời sống của người dân nông thôn. Vấn đề là ở chỗ nhìn nhận như thế nào cho đúng vị trí, vai trị và sự tác động của mỗi yếu tố. Có quan điểm đề cao tính tự quản, tính tổ chức chặt chẽ nhiều khi tới mức khép kín của làng, coi sức mạnh của tính tự quản làng xã còn mạnh hơn cả sự quản lý, điều hành bằng pháp luật của Nhà nước (phép vua thua lệ làng) là quan điểm sai lệch. Vì thế, cần kết hợp hài hịa cả hai hình thức quản lý này trong cơng cuộc xây dựng xã hội nông thơn mới và hiện đạị

Ngồi thiết chế nhà nước, thiết chế làng xã, cịn có các thiết chế như: gia đình, dịng họ, phường hội, thơn xóm... cũng có vai trị đáng kể đối với xã hội và con người nông thôn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)