MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 39 - 40)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT

CỦA XÃ HỘI HỌC CHUYÊN BIỆT

Xã hội càng phát triển, các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học càng được mở rộng nhằm gắn lý luận của xã hội học đại cương vào việc nghiên cứu, lý giải các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như: xã hội học gia đình, xã hội học nơng thơn, xã hội học đô thị, xã hội học giáo dục, xã hội học tội phạm, xã hội học quản lý, xã hội học về chính sách xã hộị.. Phạm vi nghiên cứu của xã hội học rất rộng lớn gắn với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hộị Trong chương này chúng ta tập trung vào một số nội dung nghiên cứu có quan hệ gần, có ý nghĩa lớn với trường đào tạo sinh viên chuyên ngành kinh tế, gồm: xã hội học giáo dục, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị và xã hội học quản lý.

Ị XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC 1. Khái niệm xã hội học giáo dục 1. Khái niệm xã hội học giáo dục

Giáo dục là q trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theo hướng tích cực. Theo khái niệm trên, giáo dục góp phần hồn thiện nhân cách cả thầy và trị bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người hiện naỵ Thể hiện ở những điểm sau:

Bản chất của giáo dục thể hiện trước hết là quá trình người thầy khơi gợi giúp người học phát hiện, đánh thức các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, sau đó mới đến quá trình làm thay đổi (hoặc biến đổi) các phẩm chất đó. Giáo dục, tự thân nó, có tác động đến cả hai đối tượng: người dạy và người học. Chính trong q trình lao động nghiêm túc, người thầy còn "học hỏi" được rất nhiều điều từ người học.

Theo G. Endruweit và G.Trommsdoff1 xã hội học giáo dục được dùng song song với các khái niệm như đào tạo, xã hội học sư phạm hay nghiên cứu xã hội học và hướng vào sự hình thành các mục tiêu giáo dục xã hội và sự truyền bá nó thơng qua gia đình, nhà trường, bạn bè hay các nhóm xã hội, nơi làm việc hay các phương tiện thơng tin và các nhân tố xã hội hóa khác. Một ngành xã hội học giáo dục được hiểu như vậy sẽ bao gồm cả sự thay đổi lịch sử của các giá trị, chuẩn mực và lý tưởng xã hộị Theo nghĩa rộng hơn, xã hội học giáo dục chú ý tới cả những ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa lên bất bình đẳng xã hộị

Theo quan niệm của xã hội học, xã hội học giáo dục là một chuyên ngành trong xã hội học, có mục đích tìm hiểu ảnh hưởng và những mối quan hệ qua lại mang tính quy luật giữa hoạt động giáo dục với những lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học... Tuy nhiên, với đặc thù riêng của mình, xã hội học giáo dục hướng nhiệm vụ trọng tâm vào việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người với con người trong phạm vi hoạt động giáo dục, theo nghĩa là quá trình truyền đạt và lĩnh hội giá trị xã hội đã được tích tụ trong tiến trình lịch sử chứa đựng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện trong các giá trị văn hoá của lồi người với các dạng thức (loại hình) và bộ phận khác nhau của nền văn hố đó.

Giáo dục với tư cách là một hoạt động xã hội đặc thù với ba chức năng thống nhất: chức năng lý luận, chức năng xây dựng - cải tạo, chức năng dự báo, trong đó, chức năng xây dựng - cải tạo được thể hiện như một chức năng chính yếu của hoạt động giáo dục, còn các chức năng khác là những chức năng kèm theo và là sự chuyển hoá từ hoạt động thực tiễn của giáo dục sang hoạt động tư duy lý luận.

Hoạt động giáo dục thực hiện chức năng xây dựng - cải tạo thông qua cơ chế xã hội đặc biệt, đó là q trình xã hội hình thành và phát triển cá nhân con người (quá trình xã hội hố cá nhân). Q trình này diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như cơ sở vật chất - kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)