Một số vấn đề biến đổi xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 34 - 39)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Một số vấn đề biến đổi xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

hiện nay

Việt Nam đã trải qua gần 30 năm theo con đường đổi mới toàn diện đất nước do Đảng đề rạ Đất nước đang có sự thay đổi nhiều trên tất cả các lĩnh vực:

- Kinh tế

Trước đổi mới Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mặt kinh tế - xã hộị Đây là hậu quả của sự duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp - một cơ chế được các nước XHCN thời kỳ đó sử dụng. Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Việt Nam quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế cũ, chọn lựa mơ hình cùng cơ chế quản lý kinh tế mớị Mơ hình kinh tế tổng qt của Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩạ Nền kinh tế mới với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp và nhiều hình thức kinh doanh đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển. Nền kinh tế này vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự thay đổi tích cực hơn nhiều so với thời kỳ "bao cấp" trước đâỵ Chúng ta biết khai thác sức mạnh nội lực của toàn Đảng, toàn dân, khai thác sức mạnh ngoại lực từ

bên ngoài, đặc biệt nắm bắt được xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế để tạo thành sức mạnh tổng lực của dân tộc. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao đáng kể. Vị thế và uy tín của Việt Nam được cải thiện bắt đầu từ sự phát triển kinh tế.

- Chính trị

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã xác định con đường đi cho cách mạng Việt Nam là bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hộị Đây là mục tiêu toàn dân tộc Việt Nam hiện nay vẫn kiên trì theo đuổị Tuy nhiên, trong q trình tiến hành, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trong nước, quốc tế và ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Đặc trưng về chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam xây dựng dần dần được xác định. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã có sự nghiên cứu kết hợp giữa lý luận, gắn liền với thực tiễn trong nước và những diễn biến phức tạp của hoàn cảnh thế giới, tránh được khuynh hướng giáo điều, máy móc, nóng vội thời kỳ trước đâỵ

Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam được đổi mớị Đã có sự thay đổi trong phương thức hoạt động, lãnh đạo của Đảng, đến quyết định đề ra đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay cho nhà nước chun chính vơ sản trước đó. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức được giao cho vai trò mới là thực hiện giám sát và phản biện xã hộị Kết quả bước đầu chúng ta đã đạt được một số thành tựu trong việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và tạo cho người dân một mơi trường thực hiện đúng vai trị làm chủ đất nước.

Xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay nhằm đạt được mục tiêu thực hiện tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang lựa chọn. Trong thời gian qua, nền chính trị của Việt Nam đã duy trì được sự ổn định, tạo ra mơi trường tốt cho công cuộc phát triển nền kinh tế, xây dựng lực lượng sản xuất, đưa Việt Nam

từng bước trở thành một nước dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Văn hóa

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa những hệ giá trị văn hóa của Việt Nam truyền thống đang có sự thay đổi theo hai chiều hướng phức tạp, đan xen nhaụ Giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay đang có bước chuyển biến căn bản.

Theo chiều hướng tích cực

Các hệ giá trị cân bằng nhằm hướng tới trạng thái "yên bình" xã hội

một thời từng là lý tưởng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam được thay thế dần bằng những quan niệm, những ý thức, hành vi khuyến khích và phấn đấu cho nhịp sống sơi động bởi nó đang được coi là phù hợp với xu hướng phát triển xã hộị

Vị thế và vai trò của con người trong xã hội thay đổi căn bản. Từ chỗ lệ thuộc vào cơ chế cũ giờ đây con người trở thành chủ thể thực sự trong các quan hệ kinh tế và mọi quá trình vận hành xã hộị Từ chỗ ln đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân bây giờ con người đã quan tâm nhiều đến bản thân hơn, dung hịa lợi ích cá nhân và tập thể.

Chuẩn mực văn hóa thời phong kiến, thời bao cấp vốn xem nhẹ yếu tố vật chất, đề cao yếu tố tinh thần đã dần được thay thế bằng việc ưu tiên cho hoạt động vật chất và xem trọng yếu tố vật chất hơn. Khát khao làm giàu cho cá nhân, cho gia đình, cho quê hương, đất nước được khuyến khích, nâng caọ Chủ nghĩa bình qn thời bao cấp được thay thế bằng sự khuyến khích cho tính vượt trội, khuyến khích sự phấn đấu thăng tiến của mỗi cá nhân.

Các chuẩn mực văn hóa đạo đức đậm đà tình cảm nhân nghĩa cộng đồng nay được bổ sung các yếu tố lý trí, tính chính xác và giá trị pháp lý.

Theo chiều hướng tiêu cực

Cùng với sự biến đổi, hình thành nhanh chóng những tư tưởng, ý thức, hành vi theo chuẩn mực mới, tạo nhiều giá trị văn hóa tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều quan niệm,

tư tưởng, hành vi, lối sống theo tiêu chí phi văn hóa, phản văn hóạ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị méo mó, bị vi phạm nghiêm trọng.

Đề cao quá yếu tố vật chất, coi nặng đồng tiền, lấy vật chất làm tiêu chí, thước đo giá trị con ngườị Chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ phát triển. Cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển dẫn đến con người trở nên lạnh lùng trong các quan hệ xã hộị

Quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay luôn phải gắn liền, quan tâm đúng mực việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa chúng ta xây dựng phải tác động tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lợi ích của dân tộc đồng thời đảm bảo đích hướng tới là xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hộị

- Đối ngoại

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới có sự biến chuyển mạnh mẽ. Trước đổi mới, do hoàn cảnh đặc biệt trong nước và quốc tế, Việt Nam chỉ thiết lập quan hệ bang giao trong phạm vi hẹp với các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩạ Hiện nay, do hoàn cảnh thay đổi, do nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, khơng phân biệt chế độ chính trị xã hội, hợp tác trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợị

Việt Nam hợp tác đa phương, song phương với nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giớị Thời kỳ đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu ngoại giao rực rỡ. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng caọ Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức, được giao cho tổ chức hội nghị quan trọng trong khu vực và trên thế giới, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc tế. Từ chỗ "muốn làm bạn" Việt Nam giờ đây "sẵn sàng làm bạn" với các nước, trở thành đối tác tin cậy của nhiều nước trên thế giớị Thành tựu trên mặt trận đối ngoại trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Việt Nam phát triển theo đúng nguyện vọng, mong muốn của toàn Đảng, toàn dân.

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của sự biến đổi xã hộị 2. Những quan điểm về biến đổi xã hộị

3. Những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hộị

Chương 6

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)