Những nhân tố của sự biến đổi xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 29 - 31)

Có nhiều nhân tố liên quan đến sự biến đổi xã hội, cụ thể như sau:

- Nhóm các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên

Nhóm này bao gồm toàn bộ các yếu tố của điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, sơng núi, tài ngun, khí hậu, hệ động, thực vật… Tiềm năng và sự phân bố các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, hành vi và sự hoạt động ứng xử của con ngườị

Thông thường sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên, sự giàu có về tài nguyên tạo ra nguồn lực dồi dào, động lực cho sự biến đổi và phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó diễn ra theo chiều hướng ngược lại, các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường sử dụng lãng phí, khơng hiệu quả các nguồn lực đó, cịn các nước có điều kiện tự nhiên khó khăn thì biết sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực này để đạt được sự phát triển.

Sự thay đổi về môi trường sinh thái, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái cũng là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến biến đổi xã hộị

- Nhóm các nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học công nghệ là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi xã hộị Quan điểm của thuyết kỹ trị cho rằng khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố quyết định sự biến đổi xã hộị Xã hội loài người biến đổi và phát triển trải qua ba nền văn minh: nông nghiệp, công nghiệp và hậu cơng nghiệp, trong đó khoa học kỹ thuật và công nghệ gắn liền với các nền văn minh nàỵ

Nhờ có việc sử dụng rộng rãi công nghệ trong sản xuất đã thúc đẩy q trình phân cơng lao động mới, q trình đơ thị hố. Khoa học cơng nghệ làm thay đổi nhận thức và quan điểm của các cá nhân theo chiều hướng tích cực, phát triển đời sống kinh tế - xã hội một cách rộng rãi… nhưng nó cũng gây ra tác hại cho con người như làm mất cân bằng môi trường sinh thái, phá vỡ giá trị truyền thống…

- Nhóm nhân tố chủ thể xã hội

Chủ thể xã hội là các thực thể xã hội tạo ra các hoạt động xã hội, bao gồm cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, thiết chế hay thể chế xã hội cùng quan hệ giữa chúng. Nói đến chủ thể xã hội là nói đến quần chúng nhân dân, vừa là chủ thể đồng thời cũng vừa là đối tượng và tác nhân của sự biến đổi xã hộị Ta biết cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, mà với sức mạnh tổng hợp của mình đã trở thành động lực cho sự biến đổi xã hộị Bên cạnh đó vai trị cá nhân lãnh đạo cũng hết sức quan trọng, bởi vì những cá nhân này đã tập hợp được quần chúng nhân dân để tạo ra những biến đổi xã hội mạnh mẽ, sâu sắc.

- Nhóm các nhân tố văn hố - xã hội

Văn hố: Việc hình thành nền văn hóa mới (với những niềm tin và

giá trị mới) cũng có thể tạo nên sự biến đổi xã hộị Hơn nữa nhiều nhà xã hội học cho rằng sự thay đổi nhanh của khoa học kỹ thuật cũng tạo ra tư tưởng tiến bộ. Sự tiến bộ của tư duy khơng chỉ là khả năng mà cịn là một tất yếu mà nhờ nó có sự biến đổi xã hộị

Cấu trúc xã hội mới: Thông qua cấu trúc xã hội mới, kỹ thuật công

nghệ được áp dụng vào thực tế tạo ra những ngành nghề mới, phân công lao động mới và cơ cấu xã hội mới, tổ chức xã hội mớị

Những xung đột: Theo Marx, những mâu thuẫn, xung đột giữa các

giai cấp, chủng tộc, tôn giáo, các thế hệ, các giớị.. xuất phát từ bất bình đẳng (bất bình đẳng giới, bất bình đẳng giai cấp...). Quá trình giải quyết những mâu thuẫn này đem đến sự biến đổi xã hộị

Tăng trưởng dân số: Dân số tăng nhanh là một trong những động

lực chính gây ra biến đổi xã hộị Những thay đổi về quy mô, cơ cấu dân số theo những góc độ khác nhau: như lãnh thổ, giới tính, lứa tuổị.. có thể gây ra những biến đổi sâu sắc về văn hoá, xã hội, đồng thời kéo theo sự biến đổi về cấu trúc và tổ chức xã hộị

Tư tưởng: Tư tưởng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy

hoặc kìm hãm biến đổi xã hộị Học thuyết Mác - Lê nin thừa nhận vai trò của tư tưởng và lý luận trong sự biến chuyển của xã hộị Thơng thường sức ì của xã hội gắn liền với sự bảo thủ của tư tưởng, văn hố truyền thống của những nhóm xã hội và ngược lạị

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)