G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, (Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch)

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 40 - 42)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

1 G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, (Ngụy Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch)

- công nghệ, các mối quan hệ xã hội, sự tác động của hồn cảnh mơi trường tự nhiên. Để "tái sản xuất" những phẩm chất và năng lực của con người nhằm tạo nên các nguồn lực đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của tiến bộ xã hội không một giai đoạn nào của sự phát triển lịch sử xã hội mà không dựa vào giáo dục, không thực hiện chức năng xây dựng - cải tạo của mình nhờ hoạt động giáo dục.

Theo UNESCO trong xã hội hiện đại, những vấn đề trọng yếu mà giáo dục phải tham gia giải quyết, đó là:

- Phải thực hiện ba chức năng then chốt phù hợp với đặc thù của hoạt động giáo dục: chức năng kinh tế - sản xuất; chức năng chính trị - xã hội; chức năng tư tưởng và văn hoá. Những chức năng này, ngay từ những năm giữa thế kỷ XX, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) đã ghi rõ: "Giáo dục là công cụ của chuyên chính vơ sản là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hoá, nhà trường là pháo đài của chủ nghĩa xã hộị..";

- Hoạt động giáo dục được sản sinh từ những điều kiện sản xuất xã hội, có sự phù hợp ở mức độ địi hỏi của xã hội đó. Giáo dục phải ngày càng có khả năng thích ứng với những chiều hướng mới của sự phát triển xã hội;

- Giáo dục phải được phát triển cân đối và đa dạng;

- Giáo dục phải truyền bá các giá trị tạo nên sự hội nhập, sự chung sống, sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người và con ngườị Hoạt động giáo dục chỉ là một bộ phận hợp thành của q trình xã hội, song nó được coi là bộ phận quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong việc tạo nên con người xã hội, bởi đặc trưng tự giác có tổ chức, kế hoạch và mục đích trong q trình vận động của hoạt động giáo dục;

- Hệ thống giáo dục là một chỉnh thể thống nhất của những tiểu hệ thống bao gồm từ giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục chuyên nghiệp - đại học; giáo dục sau đại học; giáo dục chính quy, giáo dục vừa làm vừa học; giáo dục bán công và dân lập; giáo dục từ xa; giáo dục liên thông...

Cơ cấu của hệ thống giáo dục trong sự tồn tại của mình là sự liên kết hữu cơ, có hệ thống và đồng bộ các cấp học, bậc học, từ thấp đến cao để

hình thành những nhân cách ở các cấp độ. Quá trình đào tạo bao gồm nhiều giai đoạn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể ứng với một trình độ nhất định về kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành, những phẩm chất và hiểu biết nghề nghiệp. Mỗi giai đoạn đào tạo, giáo dục vừa chuẩn bị cho các cá nhân có đủ điều kiện thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội, vừa giúp họ bằng sự chủ động sáng tạo của chính họ có thể cải biến thực tại phát triển hơn những gì mà thế hệ trước đã truyền đạt lại cho họ. Để làm được điều đó, bản thân hoạt động giáo dục khơng thể thoát ly khỏi những tiền đề của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những khả năng cụ thể của đất nước, những quan điểm và mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và những địi hỏi được thường xun nâng cao dân trí của tồn dân. Chỉ dựa trên những cơ sở phát triển của các thiết chế khác nhau trong cấu trúc xã hội, giáo dục mới xác định được cho mình phương thức thực hiện các quy luật khách quan tồn tại trong bản thân hoạt động giáo dục giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, quản lý giáo dục...

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)