Nghiên cứu các chính sách xã hội về giáo dục và tác động của các chính sách đó trong thực tiễn

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 46 - 48)

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY

f. Nghiên cứu các chính sách xã hội về giáo dục và tác động của các chính sách đó trong thực tiễn

các chính sách đó trong thực tiễn

Về bản chất, chính sách giáo dục thuộc phạm trù chính sách xã hộị Trong quản lý xã hội, không thể không quán triệt các tư tưởng chiến lược về giáo dục trong đường lối chung, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục.

Trong xã hội học giáo dục ln có các vấn đề so sánh, lựa chọn các chính sách giáo dục ở các nước thuộc hệ thống xã hội khác nhaụ Nhìn chung, các nước phát triển đều xem việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản và lâu dài (có tính chiến lược) để tạo nên sức bật cho sự phát triển của xã hội (tạo nguồn lực khoa học, kỹ thuật). Ở các nước này, giáo dục đều được xếp ở hàng quốc sách, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển tạo ra tiền đề và động lực của mọi sự phát triển - kinh tế, chính trị, văn hố và tiến bộ xã hộị Đầu tư cho giáo dục vừa là đầu tư cho phát triển (kinh tế - xã hội) vừa là đầu tư dạng đặc biệt, nhưng về căn bản vẫn là đầu tư để sản xuất mở rộng (cho khoa học, công nghệ, cho chất xám).

Trong sự phát triển chung, giáo dục với vai trị đặc biệt của nó ln phải đi trước một bước, phải đón đầu các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm chuẩn bị sẵn nhân lực - cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ quản lý và người lao động... Giáo dục trong xã hội hiện nay, phải đào tạo được nguồn lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có vai trị hết sức quan trọng vì con người được xác định là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Trong xu thế hội nhập của đời sống quốc tế, xã hội học giáo dục phải tiếp cận với các xu thế, các huynh hướng vĩ mô của thế giới về giáo dục.

IỊ XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 1. Khái niệm xã hội học nông thôn 1. Khái niệm xã hội học nơng thơn

Nói đến nơng thơn, chúng ta khơng chỉ nói đến sản xuất nơng nghiệp với những điều kiện tự nhiên của nó mà cịn nói đến dân cư, đến các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội hợp thành bộ mặt xã hội của nó,

khiến cho nó khác với những điểm cư dân không phải nơng thơn. Nói đến nơng thơn, cịn nói đến điều kiện sinh hoạt riêng biệt, những phong tục tập quán của nó và nói rộng ra cả tâm lý xã hội nông thôn nữạ Như vậy, nơng thơn có đầy đủ đặc trưng của một khái niệm xã hội học, dùng để chỉ một nội dung xã hội học nhất định đó là đời sống xã hội của một tập hợp cư dân nhất định với những cơ sở sinh thái tự nhiên, kinh tế và văn hóa riêng.

Xét theo cơ cấu xã hội - lãnh thổ, cộng đồng xã hội về cơ bản được chia thành cộng đồng xã hội đô thị và cộng đồng xã hội nông thôn. Giữa hai cộng đồng xã hội này có sự khác biệt về điều kiện sống, trình độ sản xuất, mật độ dân cư, các đặc trưng văn hóa và lối sống, thói quen sinh hoạt và giao tiếp... Cộng đồng xã hội đô thị được nghiên cứu bởi xã hội học đơ thị cịn cộng đồng xã hội nông thôn được nghiên cứu bởi xã hội học nông thôn.

Khách thể nghiên cứu của xã hội học nông thơn là tồn bộ xã hội nông thôn. Tuy nhiên, xã hội nông thôn cũng là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Xã hội học nông thôn khơng nghiên cứu nơng thơn nói chung mà chỉ nghiên cứu nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản làm nên bản chất của xã hội học nông thôn; nghiên cứu các quy luật chung của sự hoạt động và phát triển của xã hội học nông thơn. Bên cạnh đó, xã hội học nơng thơn cũng nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng xã hội nông thơn, các vấn đề xã hội và các q trình xã hội đang diễn ra trong xã hội nông thôn.

Nơng thơn là một hình thức cư trú mang tính khơng gian - lãnh thổ - xã hội của con người, nơi sinh sống của những người chủ yếu làm nghề nơng và những nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân cư ở nông thôn thường thấp và kết cấu cơ sở hạ tầng kém phát triển. Xã hội nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, mơi trường...) nên đời sống kinh tế khó ổn định, vì vậy cũng là cho xã hội nơng thơn có nhiều biến động, nhất là nơng thơn ngày naỵ Tất nhiên, những đặc điểm trên còn chịu sự chi phối bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi khu vực và mỗi quốc giạ

Xã hội nơng thơn là một cộng đồng xã hội có tổ chức gồm những người cùng sống với nhau ở nông thôn, hợp tác với nhau thành những đơn vị xã hội (gia đình, dịng họ, làng xóm,...) để thỏa mãn các nhu cầu xã hội cơ bản, cùng chia sẻ một nền văn hóa chung và hoạt động như một đơn vị xã hội có tính độc lập tương đốị

Từ một số khái niệm có liên quan trên, ta có khái niệm: xã hội học

nông thôn là một lĩnh vực chuyên ngành xã hội học, nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, các quy luật chung của sự tồn tại, hoạt động và phát triển của xã hội nông thôn, các vấn đề xã hội, các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội diễn ra trong xã hội nông thôn với tư cách là một hệ thống mang tính chỉnh thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Võ Tá Tri, Vũ Văn Hùng (Đồng chủ biên) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)