Khi nghe điện thoạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa (Trang 29 - 30)

- Khơng khoanh tay khi nói chuyện: Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể là điều rất

b. Khi nghe điện thoạ

- Nên nhấc máy trả lời ngay khi hồi chuông thứ nhất vừa đổ xong. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm thoại thì khi nhắc máy lên nên xưng danh và niềm nở chào người gọi đến một cách lịch sự. Tối kỵ khi vừa nhấc máy lên đã hỏi: “alo, ai vậy“.

- Nếu chưa thể nói chuyện ngay được hãy đề nghị họ gọi lại hoặc yêu cầu để được gọi lại sau.

- Khi giao tiếp qua điện thoại, phải chú ý lắng nghe như khi người đối thoại đang ngồi trước mặt. Không được ngắt lời hoặc làm điều gì khác để người nói sẽ cảm thấy ta không tập trung hoặc không quan tâm đến thông tin.

- Nên nghe điện thoại bằng tay trái để tay phải luôn sẵn sàng ghi chú, chép lại những nội dung cần nhớ…

- Khơng nên dí sát ống nói vào miệng mà giữ cách xa khoảng 10 cm để tránh cho người gọi nghe thấy rõ hơi thở của mình.

73

- Cần tập trung vào nội dung cuộc điện thoại, gác mọi cơng việc khác mà mình đang làm dở hoặc quay lưng lại với những gì gây mất tập trung rồi nhìn vào khoảng giữa hay vật gì đó để tập trung trả lời. Những điều cần nói trong điện thoại phải được chuẩn bị kỹ càng, nếu cần thì ghi ra giấy để khỏi quên và không bị nhầm lẫn thứ tự.

- Nói rõ ràng và nhấn mạnh vào ý chính, nếu khơng nghe rõ hãy nói thẳng, hỏi lại ngay khi có nghi ngờ, nhắc lại những gì quan trọng. Cần giảm nhịp độ nói để tăng thơng tin: để hiểu dễ và rõ hơn, để nhớ ý chính và ghi chép lại vấn đề cần quan tâm.

- Không được cung cấp số điện thoại di động, số nhà riêng của lãnh đạo cho dù người gọi nhận là người nhà, khách hàng, đối tác quan trọng, hay quan chức chính quyền. Thay vào đó người nghe phải khéo léo hỏi tên, số điện thoại của người gọi để báo lại cho lãnh đạo. Sau này lãnh đạo sẽ tự biết cách giải quyết với những thông tin như thế.

- Nếu nghe điện thoại hộ người khác, cần hỏi rõ:

+ Tên người gọi, tên cơ quan, địa chỉ (nếu có); + Muốn gặp ai;

+ Cần nhắn tin hay liên hệ việc gì, chi tiết việc nhắn tin, liên hệ;

+ Khi nào thì gọi lại;

+ Muốn gọi lại bằng cách nào;

+ Nhắc lại cho người gọi để xác nhận.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)