- Công nghiệp và xây dựng 157.867 174.259 192.065 203.554 214
1.2.2.5. Góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất ra nhiều loại hàng hóa đa dạng,
làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất ra nhiều loại hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Trong thời gian qua, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân, mặc dù được hình thành một cách tự phát nhưng nhờ được đào luyện trong cơ chế thị trường, đã tỏ ra bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật khơng cấm - trong đó bao gồm cả những ngành kỹ thuật cao (điện tử, phần mềm) và đã làm chủ nhiều lĩnh vực (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, công nghiệp chế biến…), nhiều ngành hàng (thương mại, dịch vụ, bán lẻ hàng hóa, thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu, ăn uống…). Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nơng sản, hàng hóa cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vai trò của các trang trại ngày càng được khẳng định như đầu tàu, động lực, thúc đẩy q trình phát triển kinh tế hàng hóa và tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
Với đặc điểm là sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, hoạt động trên khắp các địa bàn cả nước, cùng với tiềm năng sẵn có, kinh tế tư nhân đã và đang tỏ rõ là một bộ phận kinh tế quan trọng, cung cấp đầy đủ, kịp thời các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho toàn xã hội.
Tuy số lượng sản phẩm mỗi đơn vị sản xuất ra không nhiều do quy mô nhỏ, nhưng với số lượng nhiều, nên đã tạo ra được một khối lượng lớn các sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, từ các mặt hàng giản đơn đến những mặt hàng cao cấp, từ đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng nhỏ nhất như cái kim, sợi chỉ, hộp tăm, đôi đũa ... đến đáp ứng những nhu cầu lớn, xuất khẩu những mặt hàng cao cấp ra nước ngoài. Trong những năm qua, các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu như: hàng dệt may, giày dép, thủ công
mỹ nghệ, rau quả, thực phẩm, gỗ và sản phẩm từ gỗ phần lớn được cung cấp từ các bộ phận kinh tế này.
Có thể nói kinh tế tư nhân là những đơn vị nắm bắt rất nhanh các yêu cầu của thị trường để từ đó tìm cách đáp ứng nó. Chính vì vậy, bộ phận kinh tế này khơng những góp phần tạo ra khối lượng lớn hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường và xuất khẩu mà cịn góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như: tạo sự cân đối quỹ hàng hóa, tiền tệ, bình ổn giá cả, cân đối phát triển kinh tế giữa các vùng, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Tóm lại, kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế năng động, đầy tiềm
năng, đang không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với những vai trò của kinh tế tư nhân nêu trên đã chứng tỏ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng ta về phát triển thành phần kinh tế này là hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, nhận thức về vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân vẫn cịn thiếu nhất qn; việc đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế; nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách trong q trình tổ chức thực hiện chưa được tháo gỡ kịp thời; thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân theo quy hoạch ngành và lãnh thổ chưa được quan tâm đúng mức. Kinh tế tư nhân phát triển cịn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra còn khá phổ biến, nhất là ở những lĩnh vực nhạy cảm. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp của tư nhân vẫn cịn nhiều khó khăn, tổ chức cơng đồn trong doanh nghiệp của tư nhân chưa đều khắp chất lượng hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa đủ năng lực bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự quan tâm chưa đầy đủ của các cấp ủy, tổ chức đảng và mức độ đầu tư của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân còn thấp; doanh nghiệp của tư nhân hầu hết mới được hình thành và phát triển nên tài sản, vốn liếng cịn ít, khả năng cạnh tranh hạn chế. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều thử thách mới, đặc biệt tình hình kinh tế thế giới cịn nhiều biến động khó lường đã tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ: Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đồn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như: cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định luật pháp về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của người sở hữu (hội đồng quản trị), quyền và trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng các tài sản để kinh doanh (ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra
cho người chủ sở hữu, người được giao quản lý sử dụng và người lao động [11, tr.110].