- Công nghiệp và xây dựng 157.867 174.259 192.065 203.554 214
1.3.1. Kinh nghiệm của Quận
Quận 1 có phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, quận 3, phía đơng giáp Quận 2, phía Tây giáp Quận 5. Quận 1 hiện có 10 phường. Trong giai đoạn 2005-2009, cơ cấu kinh tế của Quận chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ và du lịch, mức tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 38,61%. Chú trọng phát triển lĩnh vực thương mại và các ngành dịch vụ cao cấp theo quy hoạch. Mức luân chuyển hàng hóa tăng trưởng bình quân 29,88%. Phát triển kinh tế tư nhân loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh bình quân hàng năm là 1761 đơn vị, phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể bình quân hàng năm là 2434 cơ sở, vốn đầu tư tăng bình quân hàng năm đạt 25,02% [21].
Quận 1 là khu trung tâm về tài chính, dịch vụ, ngoại giao, văn hóa, giải trí lớn của Thành phố, là trung tâm du lịch quốc tế và được phân bổ chức năng cụ thể như sau: Trung tâm hình chính, ngoại giao tập trung vào khu vực đường Lê Thánh Tôn đến đường Ðiện Biên Phủ mà trục xương sống là đại lộ Lê Duẩn. Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, giao dịch quốc tế: tập trung vào khu vực đường Lê Thánh Tơn đến sơng Sài Gịn, Bến Chương Dương, đường Nguyễn Thị Nghĩa. Các trục đường chính là: Ðại lộ Nguyễn Huệ, Tơn Ðức Thắng, Lê Lợi, Hàm Nghi, Ðồng Khởi.
Chủ trương về quy hoạch phát triển: Cải tạo và xây dựng mới toàn bộ hệ thống chợ hiện có trên địa bàn bằng nhiều hình thức phù hợp kể cả liên doanh với nước ngoài, đồng thời sắp xếp lại các chợ nhỏ. Kiên quyết giải tỏa các hộ và chợ buôn bán lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường. Ðề nghị di chuyển chợ Cầu Muối và chợ cá Cầu Ông Lãnh ra khỏi địa bàn Quận 1. Phấn đấu đến
năm 2015 giải quyết xong tình trạng các chợ tạm Xây dựng mới các khu nhà cao tầng nhằm khai thác triệt để lợi thế Quận trung tâm.
Xây dựng mới một số khu thương mại - dịch vụ xen kẽ các khu dân cư tại các phường, tạo điều kiện cho việc mua sắm, sinh hoạt của người dân. Tận dụng và khai thác có hiệu quả mặt tiền của các tuyến đường lớn dưới nhiều hình thức như: liên doanh với các chủ hộ để đầu tư xây dựng thành những khu nhà cao tầng để khai thác các loại hình thương mại - dịch vụ.
Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh như: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ khoa học, thông tin kinh tế, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, đầu tư, mơi giới... Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các loại hình dịch vụ phục vụ sinh hoạt và việc làm như: Gia công sửa chữa, văn phịng, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ gia đình, v.v...
Cơ cấu các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quận 1 được tập trung và phát triển các ngành: Công nghiệp kỹ thuật điện, điện tử Cơng nghiệp giấy và bao bì. Cơng nghiệp da, may, một số ngành nghề truyền thống Phân bổ sản xuất: Hình thành các khu cơng nghiệp tập trung tại Bình Chiểu,, Cát Lái và Linh Trung, Thủ Ðức.
Thu hút các ngành công nghiệp chế biến như: Lương thực, thực phẩm, sản xuất thiết bị phụ tùng, máy móc, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, đồ gỗ, điện, điện tử, dệt, may... tham gia vào khu công nghiệp kỹ thuật cao của Thành phố về điện tử và thiết bị bưu chính viễn thơng. Hình thành các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen lẫn trong các khu dân cư: hoạt động những ngành nghề không gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm, công nghệ tinh xảo.
Quy hoạch kinh doanh chuyên ngành theo tuyến đường:
- Ðường Ðồng Khởi và Nguyễn Huệ: kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp như sơn mài, đồi mồi, vải thêu, tơ lụa... xen kẽ là những cửa hàng dịch vụ như uốn tóc, hớt tóc, chụp ảnh, rọi ảnh...và dần dần hình thành phố đi bộ thuộc trung tâm thành phố. Ðường Lê Lợi: Các mặt hàng
kim khí điện máy, điện tử, đồng hồ, trang trí nội thất cao cấp. .. khơi phục và xây dựng các cửa hàng cao cấp kinh doanh dịch vụ văn phòng, tranh ảnh, sách báo... Ðường Lê Thánh Tôn (đoạn từ Pasteur đến Phan Bội Châu): Các mặt hàng ngành da và giả da, xen kẻ hình thành các shop thời trang và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Ðường Ðinh Tiên Hoàng (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Ðiện Biên Phủ): Các mặt hàng sách báo, văn hóa phẩm và khơi phục mặt hàng guốc, dép đã có truyền thống. Ðường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Tôn Thất Tùng): Các mặt hàng đồ gỗ cao cấp và trang trí nội thất cao cấp. Ðường Lý Tự Trọng và Nguyễn Trãi (phường Bến Thành): Xe gắn máy hai bánh và phụ tùng, xem kẽ hình thành các siêu thị nhỏ, các shop thời trang phục vụ cho việc mua sắm của nhân dân và khách vãng lai. Góc Ðường Mạc Ðĩnh Chi và Nguyễn Ðình Chiểu: Thuốc thú y và các dụng cụ phục vụ chăn nuôi và phát triển một số cao ốc văn phòng cho thuê.
Đường Hai Bà Trưng (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến chợ Tân Ðịnh): Các mặt hàng thực phẩm công nghệ cao cấp, thủ công, mỹ nghệ phục vụ trang trí gia đình... Ðường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ Trần Hưng Ðạo đến Nguyễn Trãi): Các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất và một số một số khách sạn, nhà hàng ăn uống. Ðường Thi Sách, Nguyễn Cư Trinh, Bùi Viện: Khu ăn uống, giải khát.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế tư nhân còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Quận, một số tuyến đường, khu vực còn phổ biến kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Một số khu chuyên doanh theo đường phố phát triển cần thiết phải sắp xếp, tổ chức lại hoạt động kinh doanh.
Do vậy, để đạt chỉ tiêu trong giai đoạn 2010-2015 về mức tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm 25%, phát triển kinh tế ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể tăng hàng năm là 20% thì Quận 1 đã đề ra 4 nhóm giải pháp
chính, trong đó nhóm giải pháp ưu tiên một là rà sốt quy hoạch, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại và dịch vụ cao cấp hiện đại. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi an an tồn, thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân.