Định hướng quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Th s kinh te kinh tế tư nhân trên địa bàn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 75)

- Công nghiệp và xây dựng 157.867 174.259 192.065 203.554 214

3.1.1. Định hướng quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh

* Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế: - Phát triển ngành công nghiệp:

Theo định hướng và giải pháp phát triển kinh tế của Thành phố trong những năm tới, công nghiệp trên địa bàn chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức và giá trị tăng thêm cao. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp di dời ra ngoại thành để giảm áp lực về lao động và môi trường.

Tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp sau: + Cơng nghiệp cơ khí: sản xuất ơtơ và phương tiện vận tải; máy cơng cụ; cơ khí chính xác; dụng cụ gia đình; kết cấu kim loại; cơ khí phục vụ cơng nghiệp chế biến; cơ khí phục vụ nơng nghiệp.

+ Điện tử - công nghệ thông tin: sản phẩm điện tử gia dụng và công nghiệp; điện tử viễn thơng; máy tính; phần mềm xuất khẩu; dịch vụ điện tử tin học; dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông; nghiên cứu và phát triển; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Hóa chất: sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su gắn với ngành hóa dầu và cao su thiên nhiện; hóa chất phục vụ cơng nghiệp, hóa chất phục vụ nơng nghiệp; sản xuất dược liệu và bào chế thuốc.

+ Công nghiệp chế biến thực phẩm: công nghiệp rượu bia, nước giải khát; chế biến sữa; chế biến thịt; chế biến dầu thực vật; chế biến bánh kẹo; chế biến thủy hải sản; chế biến thức ăn nhanh, công nghiệp xay xát.

Ngồi ra, đối với các ngành cịn chiếm tỉ trọng cao, nhưng khơng thuộc 4 ngành nói trên, hướng phát triển như sau:

+ Dệt may, da giày: tập trung khâu thiết kế, tạo mẫu, giảm tỉ lệ gia công, sản xuất các loại hàng cao cấp.

+ Sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ: liên kết với các địa phương để đảm bảo nguồn nguyên liệu, sản xuất đồ gỗ cao cấp và thủ công mỹ nghệ.

Với những chủ trương phát triển công nghiệp của thành phố, việc phát triển và công bố ngành công nghiệp trên địa bàn quận sẽ phát triển theo hướng:

Tiếp tục thực hiện chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn quận.

Các ngành sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ tiếp tục được phát triển, khai thác tay nghề về thị trường sẳn có, có nhiều điều kiện để ổn định nguồn nguyên liệu hơn trước trên cơ sở gắn với các địa phương có nguồn nguyên liệu.

Các ngành điện tử và cơng nghệ thơng tin cũng có điều kiện phát triển trên địa bàn, với lợi thế là một số cơ sở đã hình thành và phát triển nhanh trong thời gian gần đây, cùng với lợi thế về nguồn nhân lực.

Các ngành khác đã phát triển, nhưng khơng gây ơ nhiễm đều có cơ hội phát triển theo quy hoạch.

- Phát triển các ngành dịch vụ và thương mại:

Theo định hướng và giải pháp phát triển kinh tế của Thành phố, trong những năm tới tập trung phát triển các ngành dịch vụ, thương mại sau:

+ Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm: phát triển mạnh cả sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính để thực hiện vai trị là trung tâm tài chính lớn nhất nước.

+ Thương mại: là nơi đặt trụ sở giao dịch của các công ty lớn trong và ngoài nước; là đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất nước; thiết lập các kênh phân phối bán buôn và bán lẻ lớn nhất nước.

+ Vận tải, kho bãi, cảng: là đầu mối chính trung chuyển hàng hóa cho vùng kinh tế phía Nam và cả vùng Nam bộ. Xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại. Xây dựng cảng biển Hiệp Phước thay thế cụm cảng Sài Gịn. Xây dựng và hồn thiện hệ thống nhà ga, bến xe. Nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất chú ý kết nối với sân bay Long Thành trong tương lai.

+ Thông tin - truyền thông: phát triển đồng thời công nghệ tin học và phần mềm. Phát triển dịch vụ gia công, xử lý dữ liệu; phát triển các loại dịch vụ hiện đại trên nền mạng viễn thông; phát triển dịch vụ truy cập internet tốc độ cao.

+ Kinh doanh bất động sản: phát triển mạnh dịch vụ cho thuê bất động sản, phát triển dịch vụ giao dịch nhà đất.

+ Tư vấn, khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai: phát triển các dịch vụ tư vấn quản trị kinh doanh; kiểm toán; pháp luật; chuyển giao công nghệ nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất.

+ Du lịch: là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế và tổ chức các chương trình du lịch đến các địa phương. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đạt chuẩn quốc tế, tạo ra sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh; đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế.

+ Y tế: tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Xây dựng một số trung tâm y tế đạt chất lượng cao ngang với các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng một số trung tâm y tế kết hợp khám chữa bệnh với nghỉ dưỡng. Tiếp tục xã hội hóa dịch vụ y tế.

+ Giáo dục - đào tạo: tiếp tục là trung tâm giáo dục - đào tạo hàng đầu của các tỉnh phía Nam. Phát triển mạnh cả đào tạo về kỹ thuật và quản lý theo nhu cầu thị trường. Tiếp tục xã hội hóa giáo dục đào tạo và khuyến khích các cơ sở đào tạo quốc tế xây dựng chi nhánh tại thành phố.

Với chủ trương phát triển của Thành phố, các ngành hiện nay trên địa bàn quận như thương mại, thông tin, truyền thông, bất động sản, tư vấn, y tế, giáo dục đều có cơ hội phát triển thuận lợi và tận dụng tiềm năng sẳn có trên địa bàn.

* Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố:

Thành phố Hồ Chí Minh có vai trị, vị trí trung tâm về nhiều mặt của cả nước, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng tốt hơn, nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo chun mơn, nghiệp vụ… do vậy Thành phố có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Con người thành phố được đánh giá là năng động, sáng tạo, ln tìm tịi cái mới, là nguồn lực quý báu góp phần vào sự phát triển của thành phố.

Thành phố có thế mạnh về giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề. Đây là những yếu tố thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao và dịch vụ hiện đại. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 80% giá trị gia tăng dịch vụ của cả vùng trọng điểm phía Nam. Như vậy, cơng nghiệp các tỉnh phát triển mạnh sẽ kích thích các ngành dịch vụ của Thành phố phát triển.

Sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Thành phố. Các thể chế kinh tế thị trường dần phát triển hoàn thiện, các quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp; sức sản xuất xã hội được giải phóng và phát huy mạnh mẽ; nhân dân và doanh nghiệp phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế do Đảng lãnh đạo.

Từ thực tiễn phát triển sinh động của thành phố trong nhiều năm qua, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các ngành, các cấp Thành phố đã được nâng lên. Thành phố là nơi khởi xướng và thực hiện thành cơng nhiều cơ chế, chính sách đổi mới về kinh tế và xã hội (như về xã hội hóa, các phương thức, cơ chế huy động vốn đầu tư, chỉnh trang đơ thị, chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chăm lo diện chính sách, người có cơng, xóa đói

giảm nghèo…), đây là những kinh nghiệm quý báu giúp thành phố vững bước tiến vào giai đoạn mới

Việc đầu tư mạnh mẽ hệ thống hạ tầng giao thông vùng, liên vùng của Trung Ương, sự phát triển nhanh các khu công nghiệp, đô thị vệ tinh của các địa phương trong vùng là điều kiện thuận lợi để thành phố đấy nhanh các ngành dịch vụ và cơng nghiệp có hàm lượng khoa học cơng nghệ, giá trị gia tăng cao, nông nghiệp đô thị sinh thái, phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Các chương trình, cơng trình trọng điểm đang tập trung thi cơng sẽ hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển của các thành phần kinh tế nói chung, trong đó bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ.

Một phần của tài liệu Th s kinh te kinh tế tư nhân trên địa bàn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w