Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Th s kinh te kinh tế tư nhân trên địa bàn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

- Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống buôn lậu, gian lận

3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân

Để nâng cao năng lực đội ngũ lao động thì cần tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện đề án qui hoạch lại hệ thống trường lớp dạy nghề trên địa bàn quận, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, khuyến khích đào tạo cơng nhân kỹ thuật lành nghề. Đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề Quận Bình Thạnh trở thành trường trung cấp nghề Quận Bình Thạnh trong năm 2012 để góp phần đào tạo cơng nhân có bậc nghề cao, đào tạo các nghề mũi nhọn và phục vụ yêu cầu xuất khẩu lao động.

Mở rộng liên kết đào tạo nghề, tạo môi trường thuận lợi cho các trường dạy nghề dân lập, tư thục trên địa bàn Quận phát triển. Phối hợp với các trường Đại học kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật đóng tại khu vực phường 25 Quận Bình Thạnh để đào tạo kỹ sư thực hành cung cấp cho các xí nghiệp. Thơng qua đề án đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ sư thực hành và các cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nhằm đáp ứng quá trình phát triển của các cụm kinh tế trên địa bàn quận từ nay đến năm 2020.

Thực hiện công tác khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu lao động trên địa bàn quận và địa phương lân cận để góp phần định hướng cho cơng tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu gắn đào tạo với sử dụng lao động. Phát triển công tác thông tin cho người lao động về định hướng nghề nghiệp, định

hướng đào tạo, định hướng việc làm để đào tạo gắn với giải quyết việc làm. Tiến hành khảo sát về ngành nghề hiện có trong các doanh nghiệp để có chương trình đào tạo phù hợp đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn quận.

Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề; hồn thiện chương trình, giáo trình, quy trình đào tạo nghề để từng bước quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn quận. Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề phù hợp yêu cầu phát triển hệ thống đào tạo nghề từ nay đến năm 2015 và 2020. Có chính sách phát triển định hướng học sinh ở các ngành học, cấp học phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, chính sách mở rộng và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề, tạo điều kiện cho mọi người dân được học nghề, dạy nghề, truyền nghề.

Xã hội hóa cơng tác hướng nghiệp dạy nghề bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình đào tạo nghề từ sơ đẳng đến trung học và cao đẳng nghề cho số học sinh thôi học phổ thơng muốn lao động các loại ngành nghề góp phần giải quyết bớt khó khăn cho chương trình phổ cập cho thanh niên trong độ tuổi hiện nay. Từ nay đến năm 2015, đề ra chính sách hỗ trợ hợp lý, có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tuyển lao động phổ thơng để đào tạo nghề làm việc cho doanh nghiệp mình.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề: miễn phí cho học viên nghèo, giảm học phí cho lao động có hồn cảnh khó khăn, học phí trả dần. Phát triển mối quan hệ đào tạo nghề gắn sản xuất với giải quyết việc làm; khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thành lập các trường, khóa đào tạo bên cạnh xí nghiệp hoặc mở cơ sở dạy nghề tại chỗ. Kiến nghị Thành phố cần cải cách chương trình đào tạo trong trường nghề, tăng thời gian giảng dạy thêm các kiến thức xã hội như: luật lao động, luật giao thơng, văn hóa ứng xử, kỹ luật cơng nghiệp, phong tục tập quán, tác phong công nghiệp cho

các đối tượng lao động; đồng thời tăng cường và khuyến khích việc dạy và học ngoại ngữ cho lực lượng lao động trẻ.

Một phần của tài liệu Th s kinh te kinh tế tư nhân trên địa bàn quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w