Phân tích thực trạng các dự án xây dựng dân dụng của Công ty từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chậm tiến độ thi công đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng dân dụng tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc duy nhất (Trang 54)

năm 2015 đến năm 2018.

3.3.1. Dự án thi cơng hồn thiện nội thất Villa Riviera Cove

Địa chỉ : Khu Riviera Cove, Phường Phước Long B, Quận 9, HCM Thời gian xây dựng dự kiến: 6 tháng từ ngày 01/04/2018 đến 30/10/2018 Chủ đầu tư : Chị Tâm Nguyễn

Mức đầu tư : 10 tỷ Việt Nam đồng. Loại dự án : V (Villa)

Diện tích : 760 m2

Nhà thầu chính: Cơng ty TNHH Thiết Kế - Kiến Trúc Duy Nhất

Bảng 3.2. Hạng mục công việc - dự án Villa Riviera Cove.

Nội dung Kế hoạch Thực tế Thay đổi Tốc độ tăng

A B C = B -A D = C/A

Thời gian thi công 01/04/2018 đến 15/09/2018 01/04/2018 đến 20/02/2019 Tăng thời gian thi công: 05 tháng Doanh thu 10,127,586,20 7 10,762,544,91 2 634,958,705 6% Giá vốn 5,874,000,000 6,888,028,744 1,014,028,74 4 17% Lợi nhuận 42% 36% -6%

Tiến độ thực tế của dự án đã chậm so với kế hoạch thực hiện 5 tháng. Mặc dù doanh thu có tăng thêm 634 triệu đồng vì có phát sinh công việc theo yêu cầu của Chủ đầu tư, nhưng giá vốn tăng so với kế hoạch là hơn 1 tỷ đồng. Tốc độ tăng của chi phí giá vốn gấp 2.8 lần tốc độ tăng của doanh thu. Với giá vốn tăng cao, lợi nhuận mong muốn của dự án đã giảm từ 42% chỉ còn 36%.

Qua phân tích và tìm hiểu từ những nhân viên chịu trách nhiệm quản lý dự án, có những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ như sau:

1. Chủ đầu tư:

- Quan điểm thiết kế: giữa vợ chồng chủ đầu tư chưa thống nhất về thiết kế của căn biệt thự, đó là ngun nhân chính đội thiết kế của UD phải

trên 3 lần điều chỉnh bản vẽ thiết kế, chậm thời gian triển khai thi công tại cơng trình.

- Vật liệu thi cơng: tương tự như quan điểm thiết kế, vật liệu nội thất mặc dù đã được trình mẫu để chủ đầu tư duyệt trước khi cho thi công trực tiếp tại cơng trình, thế nhưng đến khi thấy mẫu thực tế được lắp đặt, chủ đầu tư lại không đồng ý, yêu cầu được thay đổi vật liệu. Đây là nguyên nhân thứ 2 gây chậm tiến độ và vượt dự tốn thi cơng.

2. Nhà thầu – Công ty UD:

- Thiết kế: triển khai bản vẽ thi cơng khơng đúng thực tế kích thước của căn nhà, điều chỉnh trong quá trình thi cơng.

- Đội vật liệu: ghi nhận sai mã màu vật liệu gạch và màu gỗ. Thực tế đến khi được lắp tại cơng trình khơng được chủ đầu tư duyệt, việc này đã làm tăng chi phí thay đổi vật liệu của cơng ty và tốn thời gian điều chỉnh dẫn đến chậm ngày hồn thành cơng trình.

- Ban quản lý dự án: thiếu sự kết hợp giữa các cá nhân trong ban quản lý dự án để thúc đẩy dự án thực hiện đúng – đủ - đẹp so với yêu cầu của BGĐ.

- Tài chính: ban quản lý dự án đã khơng lập ngân sách cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án, nên Công ty đã sử dụng nguồn vốn để trang trải các chi phí của Cơng ty và dùng bù đắp cho các dự án khác của Công ty. Dự án bị động trong việc sử dụng vốn để thanh toán cho nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ tạm dừng thực hiện cơng trình từ 2 tuần đến 3 tuần.

3.3.2. Dự án : Thiết kế - thi cơng hồn thiện Nhà thờ Thánh Tâm Tâm

Địa chỉ : Ấp F2, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Thạnh An, Cần Thơ Thời gian xây dựng dự kiến: 2 năm kể từ ngày khởi công 25/10/2015 Chủ đầu tư : Giáo xứ Nhà thờ Thánh Tâm

Mức đầu tư : 22 tỷ Việt Nam đồng.

Diện tích : 945 m2

Nhà thầu chính: Cơng ty TNHH Thiết Kế - Kiến Trúc Duy Nhất

Bảng 3.3. Hạng mục công việc - dự án Nhà thờ Thánh Tâm

ĐVT: đồng

Nội dung Kế hoạch Thực tế Thay đổi Tốc độ tăng

A B C = B -A D = C/A

Thời gian thi công 25/10/2016 đến 25/10/2017 25/10/2016 đến 28/08/2018

Tăng thời gian thi công: 10 tháng Doanh thu 9,726,153,846 9,959,148,421 232,994,575 2% Giá vốn 6,322,000,000 7,348,000,000 1,026,000,000 16% Lợi nhuận 35% 26% -9%

Phân tích nguyên nhân tiến độ thực tế chậm hơn so với kế hoạch:

Trước khi bắt đầu thực hiện dự án, Ban QLDA đã có một q trình tìm hiểu và đánh giá dự án dựa trên những lý thuyết QLDA, kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự trong quá khứ để đưa ra một tiến độ tổng quát nhất cho dự án.

Sau khi có hồ sơ xây dựng hồn thiện, Ban QLDA tiến hành các công việc sau:

Nhưng theo thực tế tại bảng 3.3, vì sao tiến độ thực tế lại cách xa đến 10 tháng so với tiến độ kế hoạch, nghiêm trọng hơn là chi phí thực hiện lại tăng cao 17,25% ( từ 6.332 tỷ đồng lên 7.448 tỷ đồng) so với kế hoạch. Nguyên nhân vì sao? Các câu hỏi đã được đặt ra: Bộ phận Dự tốn đã tính tốn sai ? Bộ phận Thi cơng khơng tính tốn đúng thời gian ? hoặc Có nguyên nhân khách quan nào đã xảy ra trong quá trình thực hiện dự án hay khơng ? v…v…

Qua tìm hiểu thơng tin từ Ban QLDA và đánh giá số liệu được gửi về Phịng Kế tốn, có thể trả lời được nguyên nhân “Chậm tiến độ” dẫn đến gia tăng chi phí:

1. Chủ đầu tư.

Vì tính chất đây là một cơng trình tơn giáo – Nhà thờ, xây dựng dựa trên nguồn tài chính chủ yếu là đóng góp của giáo dân. Nên nguồn tiền này khơng có sẵn và phải được quyên góp theo thời gian. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc Chủ đầu tư không giải ngân vốn cho Công ty theo đúng tiến độ của hợp đồng để đảm bảo Nhà thầu có kinh phí để thực hiện dự án. Có những đợt thanh tốn kéo dài hơn 60 ngày so với đề nghị thanh toán.

Chủ đầu tư là người trực tiếp giám sát Nhà thầu tại Cơng trình, có những hạng mục điều chỉnh trực tiếp theo ý kiến của chủ đầu tư dẫn đến việc thay đổi so với kế hoạch. Điển hình là thời gian bảo dưỡng sau khi đổ bê tông của Nhà thầu là 22 ngày, nhưng Chủ đầu tư yêu cầu phải chờ đến 30 ngày. Trong giai đoạn thi cơng thơ, có 4 lần đổ bê tơng lớn bao gồm: đổ sàn cos 0.00, đổ sàn, đổ mái chính, đổ mái phụ. Tiến độ tổng cộng bị chậm 32 ngày so với kế hoạch.

BP.Dự tốn

• Dự tốn chính xác các hạng mục dựa trên khái toán đã thực hiện.

BP. Thi cơng

• Lập tiến độ thi cơng cụ thể theo các hạng mục của dự tốn.

BP. Cung

ứng

• Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi công, kế hoạch đặt vật tư theo dự toán và theo tiến độ thi cơng

Theo thiết kế ban đầu, Nhà thờ khơng có tầng hầm, chiều cao khối đế cos - 2.700, chủ đầu tư đã thay đổi quan điểm thiết kế, yêu cầu được sử dụng khối đế bên dưới như một tầng hầm có cơng năng sử dụng như một căn phịng nhỏ. Với yêu cầu phát sinh này, Công ty phải chỉnh sửa thiết kế để phù hợp nhu cầu sử dụng. Nhà thầu phải tăng cường nhân công để đảm bảo thi công đúng yêu cầu tiến độ Chủ đầu tư yêu cầu, ảnh hưởng đến tiến độ tổng của dự án.

2. Nhà thầu chính UD:

Từ năm 2014, công ty mở rộng hoạt động thi công đi lên từ kinh nghiệm trong việc thiết kế. Kinh nghiệm còn non trẻ trong việc quản lý dự án thi công mà đã nhận một dự án xây dựng có quy mơ lớn và phức tạp như dự án xây dựng Nhà thờ, Công ty khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Thiếu sót lớn nhất là việc đánh giá quá khả quan về tài chính của chủ đầu tư và hoạch định chi phí thực hiện không theo tiến độ dự án.

Lo lắng chưa có kinh nghiệm xây dựng, sau khi nhận gói thầu xây dựng từ chủ đầu tư, Cơng ty đã giao gói thầu xây thơ với hợp đồng trọn gói cho Cơng ty xây dựng ĐTP. Nhận giải ngân chậm từ Chủ đầu tư, nên Công ty cũng giải ngân chậm cho Nhà thầu phụ.

Nguồn tiền nhận từ dự án không chỉ để chi trả riêng cho dự án mà cịn dùng để trang trải chi phí hoạt động của Cơng ty. Vì chưa được phân bổ hợp lý, chi phí hoạt động của Cơng ty đã chiếm hơn 80% chi phí dành cho dự án. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho Nhà thầu phụ.

Vì tính chất thiết kế của Cơng ty, hồ sơ thi công là bản vẽ hồ sơ thiết kế cơ bản. Hồ sơ chi tiết hồn thiện cịn cập nhật trong thời gian thi cơng. Vì vậy có những hạng mục, hồ sơ bản vẽ chưa cập nhật kịp thời để gửi cho đơn vị thầu phụ, tiến độ thi cơng bị gián đoạn.

3. Nhà thầu phụ.

Vì nhận thanh tốn chậm từ Chủ đầu tư, nên Công ty cũng bị chậm trong việc giải ngân thanh toán cho ĐTP. Lấy lý do khơng có vốn để mua vật tư thi cơng và

thanh tốn lương thợ, ĐTP đã 2 lần cho tạm ngưng cơng trình trong thời gian từ 3 tuần đến 4 tuần.

Vì khơng đảm bảo được tiến độ u cầu, đã để dự án kéo dài hơn 9 tháng và không đạt được sự thoả thuận trong việc giải ngân, Công ty đã quyết định chấm dứt hợp đồng với ĐTP và tự đảm nhận việc thi công từ ngày 28/03/2018. Trong thời gian từ 28/03/2018 đến khi hoàn thành dự án 28/06/2019, Công ty tự thuê nhân công và mua vật tư, điều này nằm ngồi khoản dự tốn chi phí ban đầu.

4. Vị trí địa lý.

Cơng trình nằm ở vùng sâu vùng xa so với Tp. HCM, điều kiện đi lại khó khăn, điều này là một bất lợi làm tăng chi phí quản lý dự án. Ban QLDA của Công ty mất khá nhiều thời gian di chuyển để đến được cơng trình, lãng phí thời gian làm việc. Nhân cơng thành phố gửi về Cơng trình phải hỗ trợ chi phí đi lại và phải trả lương cao hơn so với thợ tại địa phương.

Nhân cơng địa phương tại Cơng trình chủ yếu là nơng dân, nên có tính thời vụ. Vào thời điểm thu hoạch lúa, Cơng trình sẽ khơng đảm bảo đủ nhân cơng, điều này ảnh hưởng không thể đẩy nhanh được tiến độ.

3.4. Thống kê các cơng trình chậm tiến độ từ năm 2015 đến 2018

Bảng 3.4: Thống kê các cơng trình chậm tiến độ từ năm 2015 đến năm 2018

Năm Tổng số cơng trình Số cơng trình chậm tiến độ Tỷ lệ cơng trình chậm tiến độ Năm 2015 5 2 40% Năm 2016 7 3 42,8% Năm 2017 5 3 60% Năm 2018 3 1 33,3%

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Bộ phận kinh doanh từ năm 2015 – 2018)

Qua bảng 3.4 ta thấy, tỷ lệ số lượng cơng trình chậm tiến độ từ năm 2015 đến năm 2018 liên tục tăng từ 40% đến mức 60%. Con số 60% trong năm 2017 là rất cao, Công ty chỉ nhận 5 dự án trong năm 2017 thì có đến 3 dự án đã bị trễ tiến độ. Số liệu này cho thấy, việc thực hiện và quản lý dự án của Công ty là không hiệu

quả, kinh doanh khơng đạt lợi nhuận. Nếu tình hình này kéo dài, Cơng ty có nguy cơ đối mặt với việc kinh doanh thua lỗ.

Đến năm 2018, Công ty chỉ tập trung thực hiện 3 dự án, kết quả quản lý dự án đã khả quan hơn khi tỉ lệ dự án chậm tiến độ đã giảm chỉ còn 33,3 %.

Điều này cho thấy, đối với quy mô Công ty nhỏ, nhân lực chưa đủ dàn trải để thực hiện nhiều dự án cùng một thời điểm, Công ty chỉ nên nhận dự án trong khả năng và tập trung quản lý tốt dự án, hiệu quả kinh doanh mang lại sẽ cao hơn. Qua việc phân tích thực trạng thực hiện hai dự án của Công ty, cả hai dự án đều có chung những nguyên nhân gây chậm dự án: chủ đầu tư chậm thanh toán, nhà thầu phụ kéo dài thời gian thi công, thiết kế thay đổi và nhân lực điều hành dự án thiếu kinh nghiệm. Việc chậm tiến độ của dự án dẫn đến nhiều tiêu cực: chi phí đầu tư tăng nhanh theo tỉ lệ thuận với việc tăng thời gian hoàn thành dự án, chậm thu hồi vốn đầu tư, giảm nguồn thu dự án để trang trải các chi phí hoạt động tại cơng ty, chậm việc giải ngân công nợ cho nhà thầu phụ gây tổn thất uy tín, đã ảnh hưởng chung tồn bộ đến tình hình hoạt động của Cơng ty.

Thực tế về việc chậm tiến độ của hai dự án được dẫn chứng phân tích, tác giả có nhận định khách quan hơn về giả định “chậm tiến độ” gây ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Cơng ty.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

KHẮC PHỤC

4.1. Kết luận

Luận văn cao học với đề tài “ Ảnh hưởng của việc chậm tiến độ thi công đối với dự án xây dựng tại Công ty TNHH Thiết Kế Kiến Trúc Duy Nhất” đã khái quát toàn bộ việc thực hiện dự án xây dựng tại Cơng ty và tình hình chậm tiến độ của các dự án gây ảnh hưởng đến hiệu quả, lợi nhuận.

Qua phân tích thực trạng chậm tiến độ của dự án tại Công ty cho thấy đây là vấn đề chung và rất nghiêm trọng mà các Công ty xây dựng đều gặp phải.

Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam chỉ ra có hơn 40 nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ. Có những ngun nhân riêng do bối cảnh đặc thù về loại hình xây dựng, nhưng cũng có những nguyên nhân chung do các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.

Từ kết quả nghiên cứu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi và dùng phương pháp dự báo số liệu Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty, cho thấy sự liên quan giữa việc chậm tiến độ và vượt dự toán đối với giá trị quyết tốn dự án hồn thành, trong đó tác động của tăng thời gian hoàn thành dự án là tỉ lệ thuận với độ tăng của chi phí đầu tư.

Bằng việc phân tích hiện trạng quản lý các dự án xây dựng thực hiện tại Công ty tại Chương 3 – mục 3.3.2 cho thấy chậm tiến độ thi cơng 10 tháng- chi phí giá vốn tăng thêm 1.026 tỷ đồng - dựa trên phân tích tình hình thực hiện tiến độ dự án Nhà thờ Thánh Tâm. Nghiên cứu đã dẫn ra những yếu tố tương đồng thường gặp và những yếu tố đặc trưng riêng có tại Cơng ty dẫn đến tăng ngày hoàn thành dự án. Những yếu tố chung tương tự như các nghiên cứu trên thế giới là: khả năng tài chính của Chủ đầu tư; năng lực yếu kém của nhà thầu: thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực được giao; sai lầm trong thực thi nhiệm vụ; năng lực yếu kém của đội ngũ kỹ thuật và công nhân, thiếu sự phối hợp giữa các bên trong q trình thực hiện dự án; thiếu sót trong việc lập kế hoạch thực hiện, phân chia nguồn lực của dự án.

Đối với chủ đầu tư: Khả năng tài chính của chủ đầu tư; năng lực quản lý dự án, kéo dài thời gian phê duyệt là những vấn đề được đánh giá là ảnh hưởng mạnh đến tình trạng chậm trễ và vượt dự tốn của dự án. Trong đó, đáng chú ý là có trên 30% các chuyên gia cho rằng việc ký quá nhiều hợp đồng phụ, đặt giá mời thầu theo hướng thấp và đặc biệt là khơng có các biện pháp thúc đẩy hoàn thành hợp đồng trước thời hạn đã ảnh hưởng tới việc chậm trễ tiến độ và vượt dự tốn.

Đối với nhà thầu: thì các vấn đề liên quan đến tài chính của nhà thầu cần được quan tâm. Vấn đề nhà thầu chậm trả lương cho công nhân cũng được thường xuyên nhắc nhở để nhà thầu khắc phục. Việc chủ đầu tư chậm trễ thanh toán cho các bên liên quan khi hồn thành cơng việc là một vấn đề lớn. Nó ảnh hưởng đến dự án. Cho nên khi thực hiện dự án thì chủ đầu tư nên chú ý đến việc chi trả này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chậm tiến độ thi công đến hiệu quả tài chính của dự án xây dựng dân dụng tại công ty TNHH thiết kế kiến trúc duy nhất (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)