CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm trong mơ hình
2.1.3. định nghỉ việc của nhân viên
Ý định nghỉ việc là ý định mà nhân viên có trước khi chính thức thơi việc và bao gồm sự sẵn sàng, khả năng và lập kế hoạch cho việc từ chức (Mobley và cộng sự, 1979).
Ý định là phản ánh sự mong muốn về điều đang quan tâm và là bước ngoặt cuối cùng trong quá trình ra quyết định (Ajzen và Fishbein, 1980). Theo đó, trong quá trình hình thành ý định thì cá nhân đã suy nghỉ, xem xét và đánh giá các yếu tố tác động để có được ý định cuối cùng nên khi ý định được xác lập thì tỷ lệ quyết định thực hiện sẽ rất cao. Tuy nhiên, ý định có thể sẽ thay đổi trước khi điều gì đó xảy ra.
Tett và Meyer (1993), họ cho rằng ý định nghỉ việc là việc sẵn lòng rời khỏi tổ chức sau khi đã cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng. Quá trình ý định nghỉ việc gồm 3 giai đoạn: suy nghỉ về sự rời bỏ tổ chức, ý định tìm cơng việc mới và cuối cùng là ý định nghỉ việc (Falkenburg và Schyns, 2007). Ý định nghỉ việc là kết quả của quá trình nhận thức và học hỏi dưới sự ảnh hưởng của thái dộ và tính cách của mỗi cá nhân trong thời gian làm việc tại tổ chức mà cá nhân cho rằng chưa đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Như vậy, dự báo mạnh mẽ về sự nghỉ việc và cũng là giai đoạn cuối dẫn đến nghỉ việc, đó là ý định nghỉ việc. Với ý định nghỉ việc của nhân viên thì tổ chức có thể đánh giá tỷ lệ nghỉ việc, quản lý và kiểm soát hành vi thoái thác của nhân viên. Biểu hiện của nhân viên có ý định nghỉ việc thường mang xu hướng thụ động và làm việc kém hiệu quả hơn (Balogun và cộng sự, 2013)
Tóm lại, như đã phân tích các khái niệm như trên, tác giả thấy rằng quan điểm phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài là quan điểm của Tett và Meyer (1993), họ cho rằng ý định nghỉ việc là việc sẵn lòng rời khỏi tổ chức sau khi đã cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng.