Xuất hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định nghỉ việc thông qua sự gắn kết của tổ chức – trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở thành phố cà mau (Trang 77 - 84)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.3. xuất hàm ý quản trị

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, ta có thể thấy sự tác động của thương hiệu nhà tuyển dụng và sự gắn kết đến ý định nghỉ việc của nhân viên và đây là mối quan hệ ngược chiều. Do đó, ta có thể thấy, nếu muốn giảm ý định nghỉ việc của nhân viên, các doanh nghiệp cần tăng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng như tăng sự gắn kết của tổ chức. Vậy, các doanh nghiệp cần tăng mức độ gắn kết của nhân viên, giảm ý định nghỉ việc của nhân viên thì ta sẽ tăng thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp.

Kết quả SEM của tác giả cũng cho thấy các yếu tố thành phần này tác động và đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng. Thương hiệu nhà tuyển dụng được phản ánh qua cả 5 thành phần với mức độ từ cao đến thấp tác động lần lượt theo thứ tự sau: sự thích thú với cơng việc, chính sách đãi ngộ, cơ hội ứng dụng kiến thức, cơ hội phát triển nghề nghiệp và mối quan hệ đồng nghiệp. Hay thương hiệu nhà tuyển dụng bị tác động mạnh qua sự thích thú trong cơng việc. Với giới hạn về nguồn lực trong doanh nghiệp, ta sẽ ưu tiên chọn nâng cao một vài thành phần tác động mạnh nhất đến thương hiệu nhà tuyển dụng, cụ thể như sau:

Sự thích thú trong cơng việc này với mong muốn cơng ty có cách làm sáng tạo, đề cao sự sáng tạo của nhân viên cũng như luôn mang đến môi trường thú vị và cơng ty tạo nên sản phẩm có chất lượng cao. Theo kết quả tại bảng 5.1, ta có thể thấy 4 nhận định của yếu tố thành phần – sự thích thú với cơng việc thì nhận định “Cơng ty của tơi có các sản phẩm chất lượng cao” là thấp nhất. Do đó, để tăng sự thích thú trong cơng việc, ta cần ưu tiên tăng chất lượng sản phẩm của công ty.

Bảng 5.1: Đánh giá sự thích thú với cơng việc trong thương hiệu nhà tuyển dụng

Ký hiệu Nội dung Giá trị

trung bình Sai số

STT1 Cơng ty của tơi có cách làm sáng tạo 4.4625 1.29638

STT2 Công ty của tôi đề cao và tận dụng sự sáng tạo của nhân

viên 4.5542 1.34646

STT3 Cơng ty của tơi có các sản phẩm chất lượng cao 4.4000 1.23681

STT4 Môi trường làm việc là thú vị 4.5667 1.35519

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 21.0

Ngành xuất khẩu thủy sản là một ngành phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và bị rất nhiều rào cản về kỹ thuật thương mại nên dẫn đến nguồn đầu vào thủy sản không ổn định về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sản phẩm thủy sản sẽ không hồn tồn bị động hay khơng kiểm soát được chất lượng trong sản xuất. Doanh nghiệp hồn tồn có thể khắc phục một phần không nhỏ cho vấn đề tạo ra chất lượng sản phẩm cao. Doanh nghiệp có thể tự chủ nguồn cung khi quản lý các quy trình khép kín. Hay nói cách khác, để tạo ra sản phẩm chất lượng, từng cá nhân, từng bộ phận phải có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc và nắm bắt thị trường thật tốt.

- Quy trình bắt đầu từ nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản là: nguồn con giống trong thủy sản, thức ăn cho vùng nuôi thủy sản, các hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản đến người nuôi trồng rồi đến nhà chế biến xuất khẩu. Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp cần theo sát và phổ biến các quy trình cụ thể thỏa mãn các tiêu chí của các thị trường nước ngồi hay đạt được những chứng nhận có liên quan nhằm

đánh giá sản phẩm có chất lượng cao. Doanh nghiệp phải khơng ngừng điều phối nhân sự có liên quan liên tục cập nhật thơng tin về thủy sản và xung quanh vấn đề thủy sản để phân tích cơ hội thách thức cũng như dự đốn nhu cầu của thị trường để đưa ra các quyết định dữ trữ sản phẩm thích hợp, ưu tiên phát triển ni trồng và thu mua mặt hàng thủy sản nào, đầu tư kỹ thuật mới nào, học hỏi và mở thêm các lớp tập huấn nào để công nhân viên tiếp nhận quy trình mới phù hợp với nhu cầu thị trường,...

- Yêu cầu chất lượng của mỗi khách hàng nươc ngoài sẽ dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau, do đó để sản phẩm ln có chất lượng cao, địi hỏi doanh nghiệp phải bổ sung kiến thức chun mơn cho nhân viên. Có thể cử nhân viên ưu tú đi tham gia các khóa học ngắn hạn trong và ngồi nước hay các buổi hội thảo, hội nghị có liên đến việc phục vụ cơng việc để học hỏi những điều mới, điều hay đem về phổ biến lại cho mọi người. Hoặc có thể mời chuyên gia đến để chia sẻ quy trình, cách làm việc hiệu quả đến nhân viên.

- Song song đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện một vài bài kiểm tra đánh giá định kì. Điều này sẽ giúp nhân viên tập trung làm việc, duy trì năng lực và phát triển năng lực của mình trong cơng việc.

Nâng cao chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ này với mong muốn cơng ty có khen thưởng hấp dẫn, ln tạo điều kện thăng tiến và có thể tiếp xúc với các phịng ban khác để học hỏi kinh nghiệm. Theo kết quả tại bảng 5.2, ta có thể thấy 3 nhận định của yếu tố thành phần – chính sách đãi ngộ thì nhận định “Cơng ty ln tạo điều kiện tốt cho tôi cơ

hội thăng tiến” là thấp nhất. Do đó, để tăng chính sách đãi ngộ, ta cần ưu tiên tạo

Bảng 5.2: Đánh giá chính sách đãi ngộ trong thương hiệu nhà tuyển dụng

Ký hiệu Nội dung Giá trị

trung bình Sai số

CDN1 Chính sách khen thưởng của cơng ty hấp dẫn 5.3333 1.09264 CDN4 Công ty luôn tạo điều kiện tốt cho tôi cơ hội thăng tiến 5.0083 0.98521

CDN5 Tơi có cơ hội tiếp xúc với các phịng ban khác trong

cơng ty để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm 5.0667 0.99146

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 21.0

Nhân viên ln có lý tưởng và tham vọng, vì thế, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến. Điều này sẽ giúp tâm lý của các nhân viên vững tin vào doanh nghiệp hay vững tin vào những gì mình đang làm mà tránh có ý định tìm kiếm một cơ hội ở một doanh nghiệp khác. Vậy, để tạo cơ hội thăng tiến ta cần quan tâm một số vấn đề sau:

- Doanh nghiệp cần vạch ra lộ trình thăng tiến để nhân viên hồn thành từng mục tiêu và đạt được những mong đợi của bản thân, điều này giống như bản đồ giúp nhân viên tìm được phương hướng để tìm đến kho báu. Để vạch ra lộ trình thăng tiến, doanh nghiệp cần thảo luận với nhân viên của mình về những mong muốn sự nghiệp của bản thân trong tương lai, doanh nghiệp và nhân viên sẽ đạt được mục tiêu như thế nào?. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận nó và lên kế hoạch cho lộ trình thăng tiến của nhân viên. Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến này khơng đồng nghĩa với sự cam kết mà chỉ là sự đóng góp và hỗ trợ hết mình để các nhân viên có thể đạt được mục tiêu và có thể thăng tiến trong tương lai.

- Sau khi có lộ trình thăng tiến, nhân viên sẽ dựa vào đó mà phát huy năng lực, làm việc để đạt được những mốc quan trọng. Song song đó, doanh nghiệp sẽ ln hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc của họ qua các hoạt động trong và ngồi cơng ty, để giúp nhân viên có thể phát triển và hồn thiện bản thân.. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi giao lưu kinh nghiệm để các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau giúp công việc trở nên dễ dàng hơn. Ngồi ra, doanh nghiệp ln lắng nghe mong muốn từ nhân viên và hỗ trợ kịp thời (chẳng hạn như: nhân viên đề xuất hỗ trợ để tham gia khóa học có liên quan cần thiết cho ngành). Hay doanh nghiệp có thể

đề cử nhân viên đến các khóa học hỗ trợ cho cơng việc của họ cũng như mời chuyên gia về hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ chuyên môn mới nhất để bắt kịp với xu hướng thị trường trong ngành.

- Tạo ra mơi trường khen thưởng cơng bằng và xét thành tích dựa trên hiệu suất làm việc của nhân viên và từ sự đánh giá của ban lãnh đạo. Điều này sẽ giúp các nhân viên cảm thấy mọi sự phấn đấu của mình đều được cơng nhận và đánh giá. Ngồi ra, doanh nghiệp xuất khẩu có thể xây dựng danh hiệu độc đáo riêng của mình và trao giải danh hiệu đó cho các phịng ban và nhân viên qua hằng năm. Danh hiệu này nên đặc có liên quan đến ngành nghề doanh nghiệp và ý nghĩa của việc trao giải này, chẳng hạn như: “con tàu vàng” dành cho phịng ban có tỷ lệ đạt chỉ tiêu cao nhất trong doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (con tàu gắn liền với nghề thủy sản, con tàu mang ý nghĩa của sự dẫn đầu, sự tiên phong). Thay vì trao bằng khen thơng thường như phịng ban xuất sắc nhất, nhân viên xuất sắc nhất thì thay vào đó là các danh hiệu (có thể làm bằng cup để tăng sự thú vị). Điều này, giống như bình mới rượu cũ nhưng vẫn tạo sự hấp dẫn cũng như tạo nét đặc trưng cho ngành nghề thủy sản nói chung và cho tại 1 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng. Nhân viên nhận càng nhiều danh hiệu hay danh hiệu duy trì lâu nhất cũng là một trong những cơ sở để nhân viên tự ứng cử hay được xét duyệt thăng chức.

Nâng cao cơ hội ứng dụng kiến thức

Cơ hội ứng dụng kiến thức này với mong muốn việc làm việc của mình mang đến giá trị cao có thể chia sẻ với mọi người, được cơng ty cơng nhận và nếu tình huống xấu nhất là khi rời khỏi cơng ty thì những gì đã làm tại cơng này cũng có thể áp dụng được tại cơng ty khác sau này. Theo kết quả tại bảng 5.3, ta có thể thấy 4 nhận định của yếu tố thành phần – cơ hội ứng dụng kiến thức thì nhận định

“Tơi có cơ hội để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho mọi người” là

thấp nhất. Do đó, để tăng cơ hội ứng dụng kiến thức, ta cần ưu tiên tăng cơ hội giúp các nhân có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Bảng 5.3: Đánh giá cơ hội ứng dụng kiến thức trong thương hiệu nhà tuyển dụng

Ký hiệu Nội dung Giá trị

trung bình Sai số

UKT1 Tơi có cơ hội để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của

mình cho mọi người 4.8458 1.18797

UKT2 Tơi có cơ hội để áp dụng những gì đã học được tại một

công ty khác 4.9583 1.16357

UKT3 Công ty là tổ chức nhân văn và có đóng góp cho xã hội 4.9083 1.09770 UKT4 Tôi được cơng ty đánh giá cao và thấy mình thuộc về

cơng ty 4.8583 1.05335

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS 21.0

Để tạo cơ hội cho nhân viên có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ đến với mọi người thì trước hết nhân viên đó phải có một vốn kiến thức và kinh nghiệm đáng giá. Do đó, doanh nghiệp cần trang bị cho nhân viên của mình những kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc bổ sung kiến thức phù hợp, đánh giá và kiểm tra định kỳ, bổ sung kỹ năng mềm và cuối cùng sẽ tạo ra các hoạt động để họ có thể thể thể hiện bản thân và chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người. Cụ thể:

- Bổ trợ kiến thức: Đối với ngành xuất khẩu thủy sản, có rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng và các tiêu chí để có thể xuất khẩu thành cơng. Do đó, để có thể đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp cần cập nhật và nắm vững những khối lượng thông tin và kiến thức khủng này. Hay mặc khác, nhân viên trong doanh nghiệp cần phải am hiểu về thông tin và kiến thức có liên quan đến ngành và khâu làm việc của mình. VASEP đã cung cấp rất nhiều thơng tin ngành và có những bài báo cáo định kỳ theo quý, theo năm nên danh nghiệp thay vì chỉ gửi mail các thơng tin này đến nhân viên chủ chốt thì doanh nghiệp có thể mở thêm những buổi họp nhỏ để chia sẻ ngắn gọn về nó. Ngồi các vấn đề về ngành thì doanh nghiệp có thể cập nhật thêm về các công nghệ thông tin mới nhất, dây chuyền công nghệ hiện đại,... để giới thiệu đến bộ phận có liên quan để họ mở rộng tầm nhìn và tích góp thêm nhiều kiến thức.

- Thực hiện các bài kiểm tra định kì và gia tăng kinh nghiệm làm việc: với các bộ phận văn phòng khác nhau (văn phòng liên quan đến hải quan, liên quan về kiểm soát chất lương, kết tốn,....), doanh nghiệp nên có những bài kiểm tra định kì để xem xét đánh giá cũng như khen thưởng cho nhân viên. Vì qua mỗi bài kiểm tra thì họ sẽ cũng cố thêm nền tảng lý thuyết mà khi lý thuyết chắc thì thực hành sẽ trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, việc đánh giá định kì sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận chất lượng nhân viên và đưa ra các đề xuất phù hợp nhằm phát triển nhân lực cao.

- Bổ sung kỹ năng mềm, tư duy logic và lối sống hạnh phúc: Sau khi có vốn kiến thức và kinh nghiệm cần thì việc dám thể hiện và thể hiện ra như thế nào để người khác hiểu đó là cả một vấn đề. Việc mời các nhà diễn giả hay các giáo sư nổi tiếng có liên quan đến mục tiêu để diễn thuyết cho nhân viên trong doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Hằng ngày, nhân viên phải lao đầu vào công việc khiến bộ não rất dễ bị căng thăng, suy nghĩ không thơng suốt hay một có một số vấn đề mà ta chưa từng trải nghiệm và chưa biết cách giải quyết khiến bản thân bị mặc kẹt trong suy nghĩ hạn hẹp của mình. Tri thức là bao la vơ tận, nên ta phải không ngừng học - học và học. Với những vướng mắc về tâm lý, nhân viên cần được bổ trợ thêm về tri thức hay vấn đề muốn nói là kỹ năng mềm, tư duy logic và lối sống hạnh phúc. Nội dung này sẽ giúp nhân viên có thêm anngw lượng mới, tăng được sự tự tin, cởi mở tấm lịng và thực hiện cơng việc logic bởi các bài giảng hữu ích, thú vị và ngơn từ gần gũi của các nhà diễn giả, giáo sư nổi tiếng – những người nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề diễn thuyết.

- Tạo các hoạt động để nhân viên có thể thể hiện bản thân và chia sẻ những gì mình biết đến với mọi người. Trong nội bộ, doanh nghiệp có thể một vài buổi giao lưu để mọi người cùng nhau chia sẻ hoặc các buổi dã ngoại tập huấn hấp dẫn do doanh nghiệp tổ chức. Bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể cứ nhân viên tham gia các khóa học, các hội thảo, tập huấn của tỉnh hay của hiệp hơi, cơ quan có liên quan. Lúc này, nhân

viên với những kiến thức, kinh nghiệm tích góp từ bản thân và từ doanh nghiệp sẽ có thể tự tin chia sẻ chúng cho cộng đồng hay đều này giúp nhân viên cảm thấy tự hào về bản thân, tự hào về doanh nghiệp của mình. Đặc biệt ở khía cạnh hiện đại, doanh nghiệp có thể sử dụng cơng nghệ thông minh, mạng xã hội để tạo ra môi trường đốc đáo riêng cho doanh nghiệp. Có một vài doanh nghiệp lớn tạo nên một trang mạng cộng động dành riêng cho các nhân viên trong công ty nhằm tạo sự gắn kết, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm lẫn nhau. Chẳng hạn như công ty cổ phần MISA tạo riêng một trang web cộng đồng cho nhân viên hay công ty TNHH đầu tư và phát triển dịch vụ truyền thông BIN sử dụng wordplace của Facebook để liên kết với đối tác và giao lưu chia sẻ với nhân viên.... Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thương hiệu nhà tuyển dụng đến ý định nghỉ việc thông qua sự gắn kết của tổ chức – trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở thành phố cà mau (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)