STT Mã hóa
Thang đo gốc
(Khatri và cộng sự, 2001) Thang đo đã điều chỉnh
1 YNV1 Tôi ý định rời khỏi tổ chức. Tôi ý định rời khỏi công ty. 2 YNV2 Tôi ý định sẽ nỗ lực thực sự để tìm
một cơng việc khác trong vài tháng tới.
Tơi ý định sẽ nỗ lực thực sự để tìm một công việc khác trong vài tháng tới.
3 YNV3 Tôi thường nghĩ về việc nghỉ việc. Tôi thường nghĩ về việc nghỉ việc.
Nguồn: Tổng hợp từ tác giả
3.3. Chọn mẫu
Để chọn kích thước mẫu có thể đại diện cho tổng thể ta tham khảo cách chọn kích thước mẫu từ Hair và cộng sự (2016) Theo đó, cỡ mẫu tối thiểu để sử dụng là 50 và tỷ lệ quan sát hay biến đo lường nên là 5:1 (với mỗi biến đo lường cần tối thiểu là 5 biến quan sát). Kết hợp tham khảo về nghiên cứu cỡ mẫu của Rogger (2006) thì ơng cho rằng để giảm sai số khi chọn mẫu ta cần cỡ mẫu tối thiểu áp dụng trong nghiên cứu cần thực hành từ 150-200 mẫu. Với dữ liệu càng lớn thì tính đại diện cho tổng thể càng cao
Vậy, đề tài nghiên cứu với 38 biến quan sát sẽ được ước tính cỡ mẫu tối thiểu là 38*5 = 190 (biến quan sát). Song song đó, theo như lời khuyên về cỡ mẫu của Rogger (2006) đã nêu ở trên, tác giả chọn mẫu cho đề tài này là 250 mẫu.
Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện, tác giả đã gửi 250 bảng câu hỏi đến các văn phòng tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại TP.Cà Mau lớn và uy tín, gồm: Minh Phú, Camimex, Cases, Seaprimexco. Theo tổng cục hải quan, các doanh nghiệp này nằm trong danh sách 100 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất nước và nằm trong danh sách 7 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản uy tín
tại Cà Mau năm 2018. Vậy với giới hạn của đề tài, tác giả chọn 4 doanh nghiệp này là thích hợp và có thể đại diện cho thương hiệu nhà tuyển dụng tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại TP.Cà Mau. Ngoài ra, để tiện cho việc khảo sát và đây cũng là vấn đề nhạy cảm thì tác giả gửi bảng khảo sát online (đường dẫn: https://forms.gle/6S8X6ZszpgvCjBdD9 ).
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát được dùng dưới hình thức câu hỏi đóng với đối tượng khảo sát là những những nhân viên văn phịng làm việc tồn thời gian trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở TP.Cà Mau
Dựa vào nền tảng cơ sở lý thuyết, tác giả thảo luận nhóm xây dựng bảng câu hỏi nháp với các biến quan sát theo thang đo Likert 7 điểm cho mức độ từ hồn tồn khơng đồng ý cho đến mức độ hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi hoàn thiện được thể hiện với cấu trúc như sau:
- Phần 1: Phần sàng lọc. Xác định đối tượng có phải là nhân viên đang làm tại công ty xuất khẩu thủy sản tại TP.Cà Mau hay khơng, nếu “Đúng” thì trả lời tiếp, nếu “Sai” thì dừng lại
- Phần 2: Nội dung chính. Thu thập ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát với các yếu tố đo lường được mối quan tâm mà tác giả nghiên cứu - Phần 3: Thông tin cá nhân.
3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp với dạng phỏng vấn qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu sẽ tập trung khảo sát nhân viên văn phịng trong cơng ty xuất khẩu thủy sản tại TP.Cà Mau. Tiến hành khảo sát nhờ những người quen, bạn bè thuộc nhóm đối tượng khảo sát và nhờ bạn bè, người thân gửi bảng khảo sát đến đồng nghiệp và người quen thuộc nhóm đối tượng khảo sát. Hay nói cách khác mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện, phi xác xuất.
Ngoài ra, bổ trợ thêm cho những lập luận, tác giả thu thập thêm một số dữ liệu thứ cấp từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, bộ công thương, sở công thương tỉnh Cà Mau cũng như là các trang web, tạp chí, nghiên cứu khác có liên quan.
Sau khi khảo sát được hoàn thành, bộ dữ liệu ấy sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS và AMOS. Các phương pháp dùng để phân tích được sử dụng là:
- Cronbach’s Alpha:
Đánh giá độ tin cậy của đo lường thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ những biến quan sát khơng thích hợp. Để tính được hệ số này cho thang đo nào thì thang đo đó phải có ít nhất 3 biến đo lường. Hệ số này mang tính thuận chiều với độ tin cậy hay hệ số này càng cao thì độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, thực tế, hệ số này không nên quá lớn (tức > 0.95) vì nó sẽ mang hàm ý là các biến trong thang đo dường như là trùng lắp (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Sử dụng SPSS để xử lý phương pháp trên, ta cần biết hệ số tương quan của biến là đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo. Hệ số này cần phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 và thang đo dường như chấp nhận độ tin cậy nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 (Nunnally & Bernstein 1994).
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
EFA sử dụng khi không chắc chắn mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn. Ngồi ra, dựa vào mối quan hê tuyến tính giữa các nhân tố và biến quan sát, EFA còn được dùng để rút gọn từ một tập hợp nhiều biến quan sát thành một tập các nhân tố mang ý nghĩa hơn. EFA nên được sử dụng đánh giá cho cùng lúc tất cả các thang đo cho mơ hình và tránh sử dụng đánh giá riêng lẻ từng thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Sau khi xử lý phương pháp này qua SPSS, ta cần đánh giá thang đo ta xem xét vào 3 tiêu chí sau: số lượng nhân tố trích được tùy thuộc vào mơ hình nghiên cứu (do thang đo của tác giá là đơn hướng nên nhân tố trích dẫn phải là 1), trọng số nhân tố của các biến quan sát ít nhất là 0.5 và tổng phương sai trích ít nhất là 50% (Hair và cộng sự, 1998). Ngoài ra, Kiểm định Bartlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Xem xét giá trị KMO: 0,5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại KMO≤ 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.
- Phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định mơ hình cấu trúc phương trình tuyến tình SEM
Bước này được xem như vừa kiểm định mơ hình lý thuyết vừa phân tích trên có làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát.
Phương pháp CFA giúp kiểm tra mơ hình cấu trúc lý thuyết các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu có bị lệch do sai số đo lường hay không?. Xử lý CFA từ SPSS rồi đưa vào AMOS và để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình ta sẽ xem xét các giá trị như Chi bình phương P > 0.05, RMSEA lớn nhất là 0.08, giá trị CFI và TLI trong khoảng 0.9 đến 1, CMIN/df lớn nhất là 2. Đồng thời xác định thang đo có độ hội tụ và tính phân biệt hay khơng?
Mơ hình SEM được dùng để ước lượng các mơ hình đo lường và mơ hình cấu trúc dạng đa biến nhằm kiểm định cùng một lúc là tập hợp của nhiều phương trình hồi quy. Song song đó, phương pháp này cịn xác định sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc trong mơ mình. Boostrap là phương pháp lấy mẫu có hồn lại (một cá thể có thể xuất hiện nhiều lần trong một lần lấy mẫu), trong đó, mẫu ban đầu đóng vai trị đám đơng (Schumacker & Lomax 1996). Với phương pháp Boostrap, ta thực hiện mẫu với N lần và kết quả được tính trung bình với xu hướng gần đến ước lượng của tổng thể. Sự tin cậy được tính là khoảng chênh lệch giữa giá trị trung bình ước lượng bằng Boostrap và ước lượng mơ hình với mẫu ban đầu càng nhỏ càng tốt. Và Boostrap cũng được sử dụng trên AMOS
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) và nghiên cứu định lượng (sử dụng SPSS và AMOS). Từ đó, tác giả thiết kế xây dựng thang đo, chọn kích thước mẫu thích hợp và hồn thiện bẳng câu hỏi phỏng vấn. Kết quả của thảo luận nhóm, ta có tổng biến quan sát là 38 (loại 2 biến so với ban đầu). Kích thước mẫu phỏng vấn ước chọn là 250 mẫu và khảo sát các nhân viên văn phịng. Sau đó, tác giả mã hóa và xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS 21.0 và AMOS 20.0
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện, tác giả đã gửi tổng số bảng câu hỏi đến các văn phòng tại các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại TP.Cà Mau là 250 bảng. Ngoài ra, để thuận tiện trong việc tiếp cận hoặc nhân viên nhạy cảm với đề tài, tác giả gửi bảng khảo sát online (biểu mẫu trên google form). Tuy nhiên, tổng kết quả thu về chỉ được 240 bảng câu hỏi hợp lệ (bao gồm cả làm giấy trực tiếp và làm online), cịn một số bảng câu hỏi khơng được trả về hoặc chỉ đánh 1 vài câu (chỉ đánh thông tin cá nhân không đánh thông tin khác, chỉ đánh đại diện mỗi nhóm 1 câu,...).