Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 38 - 49)

Nghiên cứu Dữ liệu Phƣơng pháp Phát hiện chính

Winstanley, Steinwachs, Ensminger, Latkin, Stitzer, & Olsen (2008) Bộ dữ liệu từ khảo sát quốc gia về sử dụng chất kích thích và sức khỏe (NSDUH) trên 38.115 thiếu niên Mỹ (12 – 17 tuổi)

- Hồi quy logistic đa biến - Vốn xã hội đƣợc đo lƣờng thông qua 10 chỉ số về sự tham gia cộng đồng của thanh thiếu niên thơng qua các câu lạc bộ, hội, nhóm, hay các hoạt động tình nguyện, cộng đồng khác nhau.

Kết quả cho thấy, vốn xã hội cộng đồng có mối tƣơng quan âm, có ý nghĩa thống kê với hành vi uống rƣợu và sử dụng chất kích thích trong thiếu niên. Những thiếu niên có vốn xã hội ở mức trung bình và cao thì ít sử dụng rƣợu hay chất kích thích phi pháp. Morgan & Haglund (2009) Khảo sát 6425 thiếu niên độ tuổi từ 11-15 tuổi ở 80 trƣờng ở Anh

- Hồi quy logistic đa biến - Vốn xã hội đƣợc đo lƣờng thông qua 10 chỉ số dựa trên 3 khía cạnh: cảm giác thuộc về, tự chủ và kiểm soát, và mạng lƣới xã hội; phân loại theo gia đình, trƣờng học và khu phố.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố vốn xã hội có mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê đối với kết quả sức khỏe và những hành vi liên quan sức khỏe ở thiếu niên:

1. Vốn xã hội khu phố thấp liên quan chặt chẽ đến hành vi sử dụng rau củ và trái cây thấp

Nghiên

cứu Dữ liệu Phƣơng pháp Phát hiện chính

2. Thiếu niên có vốn xã hội gia đình và khu phố thấp thì khả năng có sức khỏe kém cao gấp 2 lần Borges, Campos, Vargas, Ferreira & Kawachi (2010). Khảo sát 363 thanh thiếu niên làm việc và đƣợc hỗ trợ bởi tổ chức phi chính phủ ở Brazil

- Hồi quy logistic đa biến

- Vốn xã hội đƣợc đánh giá thông qua 14 chỉ số thuộc 3 yếu tố: nhận thức, hành vi và bắc cầu.

Kết quả cho thấy, vốn xã hội nhận thức (bao gồm hỗ trợ xã hội và lòng tin), vốn xã hội hành vi (sự tham gia công dân) và vốn xã hội bắc cầu có liên quan đến sức khỏe tự đánh giá tốt, sau khi điều chỉnh các chỉ số vốn xã hội khác và các yếu tố gây nhiễu nhƣ tuổi, giới tính, màu da, nền giáo dục. Rothon, Goodwin & Stansfeld (2012) Bộ dữ liệu khảo sát thanh niên ở Anh

- Hồi quy logistic - Vốn xã hội đánh giá dựa trên vốn xã hội gia đình và vốn xã hội cộng đồng.

Kết quả cho thấy, vốn xã hội gia đình cao có tƣơng quan có ý nghĩa thống kê đến khả năng có kết quả sức khỏe tâm thần kém thấp Danso (2014) Dữ liệu Wave I của khảo sát quốc gia về sức khỏe thanh thiếu niên Mỹ (12 - 21 tuổi)

- Hồi quy logistic và OLS

- Vốn xã hội đƣợc phân loại thành vốn xã hội gia đình và khu phố.

1. Vốn xã hội gia đình và khu phố có ảnh hƣởng đồng biến, có ý nghĩa thống kê đến kết quả sức khỏe; và có ảnh hƣởng nghịch biến, có ý nghĩa thống kê đối với tất cả hành vi tiêu cực cho sức

Nghiên cứu

Dữ liệu Phƣơng pháp Phát hiện chính

khỏe của thanh thiếu niên.

2. Thanh thiếu niên nhỏ tuổi hơn thì khả năng có hành vi tiêu cực cho sức khỏe (uống rƣợu, hút thuốc lá và quan hệ tình dục) cao hơn so với những thanh thiéu niên lớn tuổi hơn. Novak, Emeljano vas, Mieziene, Štefan & Kawachi (2018) Khảo sát 1863 học sinh trung học độ tuổi 14 - 18 tuổi ở Lithuanian

- Hồi quy logistic

- Vốn xã hội của thanh thiếu niên đƣợc đánh giá trong 3 bối cảnh: (1) Gia đình: đánh giá thơng qua cảm nhận về sự thấu hiểu và quan tâm của gia đình (sự hỗ trợ gia đình)

(2) Khu phố: đánh gia thơng qua 2 tiêu chí:

- Sự tin tƣởng lẫn nhau trong khu phố

- Sự kiểm soát xã hội phi chính thức (ngƣời lớn chỉ trích nếu thấy thanh thiếu niên hành động sai trái)

(3) Trƣờng học: đánh giá thông qua 3 tiêu chí:

Kết quả cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa sức khỏe tự đánh giá tốt và sự hỗ trợ gia đình cao hơn, lịng tin khu phố và lòng tin trƣờng học lớn hơn.

Nghiên

cứu Dữ liệu Phƣơng pháp Phát hiện chính

- Niềm tin theo chiều dọc (giữa giáo viên và học sinh)

- Niềm tin theo chiều ngang (giữa bạn bè trong trƣờng)

- Sự có đi có lại (sự hợp tác qua lại giữa các thanh thiếu niên trong trƣờng) Yıldızer, Bilgin, Korur, Novak & Demirhan (2018) Khảo sát 1235 học sinh (trong đó có 506 nữ và 729 nam) trong 19 trƣờng trung học thuộc 4 thành phố khác nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016

- Hồi quy Binary Logistic & Thử nghiệm Chi bình phƣơng

- Biến phụ thuộc là hành vi tham gia hoạt động thể chất. Các biến độc lập bao gồm vốn xã hội gia đình, khu phố và trƣờng học. Trong đó, vốn xã hội trƣờng học bao gồm 3 chỉ số: lòng tin giữa giáo viên và học sinh, lòng tin giữa các học sinh, và sự hợp tác giữa các học sinh. Vốn xã hội khu phố bao gồm 2 chỉ số: tin tƣởng vào khu vực lân cận và kiểm sốt xã hội phi chính thức. Vốn xã hội gia đình đƣợc đánh giá bởi một chỉ số duy nhất. Những ngƣời tham gia đã trả lời các câu hỏi bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mục

Kết quả cho thấy: 1. Mức độ tham gia hoạt động thể chất khác nhau đáng kể giữa nam và nữ. 2. Đối với nam giới, lòng tin giữa các giáo viên và học sinh, và sự kiểm soát xã hội phi chính thức có tƣơng quan nghịch với hành vi hoạt động thể chất; trong khi lòng tin giữa các học sinh cao lại có tƣơng quan tích cực với sự gia tăng tỷ lệ tham gia hoạt động thể chất. 3. Đối với nữ giới, lòng tin giữa các học sinh có tƣơng quan nghịch với hành vi tham gia hoạt động thể chất.

2.5 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.5.1 Khung phân tích 2.5.1 Khung phân tích

Khung phân tích của nghiên cứu này đƣợc thể hiện nhƣ hình 2.4 bên dƣới. Phần lƣợc khảo lý thuyết về các yếu tố tác động đến hành vi sức khỏe và sức khỏe, cũng nhƣ các nghiên cứu thực nghiệm liên quan nêu trên cho thấy bên cạnh vốn xã hội thì nhóm các yếu tố nhân khẩu học, và các yếu tố về đặc điểm gia đình cũng là biến giải thích cho hành vi sức khỏe và sức khỏe cá nhân.

Yếu tố nhân khẩu học:

Tuổi

Danso (2014) trong nghiên cứu về sức khỏe và hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên di cƣ đến Mỹ cho thấy rằng, so với các thanh niên lớn tuổi thì các thanh niên trẻ tuổi hơn ít có hành vi gây hại cho sức khỏe nhƣ uống rƣợu, hút thuốc và quan hệ tình dục.

Giới tính

Về sự khác biệt sức khỏe theo giới tính, Danso (2014) phát hiện ra rằng, so với nam giới thì nữ giới thƣờng đánh giá sức khỏe tốt hơn.

Dân tộc

Sinha, Cnaan & Gelles (2007) đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tính dân tộc/ tơn giáo và hành vi giảm nguy cơ nhƣ hút thuốc, sử dụng rƣợu, sinh hoạt tình dục, sử dụng cần sa và trốn học trong thanh thiếu niên.

Đặc điểm gia đình

Vai trị và giá trị của gia đình trong cuộc sống thanh thiếu niên không thể đánh giá thấp bởi bất cứ ai cũng đƣợc sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Phần lớn thời gian trong cuộc đời thanh thiếu niên (từ khi sinh ra đến tuổi thanh thiếu niên) đều gắn liền với gia đình nên gia đình đƣợc xem là nơi cung cấp bối cảnh, là trƣờng học đầu tiên. Theo đó, những hành vi, thói quen hình thành trong độ tuổi thanh thiếu niên bị ảnh hƣởng rất lớn từ gia đình, đặc biệt là bố mẹ - ngƣời gần gũi nhất. Bên cạnh đó, bối cảnh gia đình cũng góp phần ảnh hƣởng đến tình trạng sức

khỏe của thanh thiếu niên, đặc biệt là sức khỏe tâm thần. Do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ bổ sung thêm các yếu tố gia đình vào mơ hình để xem xét:

Tình trạng công việc/thu nhập của cha mẹ

Thực tế khảo sát 945 học sinh của 10 trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn TP.HCM cho thấy, những gia đình mà cha mẹ khơng có việc làm ổn định hay thu nhập không đủ trang trải cho chi tiêu gia đình, hàng ngày phải bƣơn chải, tìm mọi cách để kiếm tiền (nhƣ làm cơng, phụ giúp việc nhà,…) nay đây mai đó, sớm đi tối về sẽ ít nhiều gặp khó khăn trong việc giáo dục, chăm sóc con cái. Do đó, thanh thiếu niên trong những gia đình nhƣ vậy thƣờng sẽ có sức khỏe khơng tốt (Phạm Hồng Nam Phác, 2006)

Tƣơng tự, nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia cũng cho kết luận: Tình trạng việc làm của cha mẹ đƣợc coi là một yếu tố dự đoán về sức khỏe thanh thiếu niên (Bacikova-Sleskova, Geckova, van Dijk, Groothoff, & Reijneveld, 2011). Trong đó, cha mẹ thất nghiệp dài hạn có mối tƣơng quan tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên (Sleskova et al., 2006).

Tình trạng hơn nhân của bố mẹ

Thực tế ở nƣớc ta cho thấy, những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em, thanh thiếu niên rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phƣơng diện. Nhiều em khơng đủ ý chí để vƣợt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh nhƣ trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, hút thuốc, uống rƣợu, sử dụng ma túy, phạm tội...

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng thanh thiếu niên sống chung với bố mẹ đơn thân hoặc bố mẹ nuôi thể hiện mức độ phát triển trung bình thấp hơn (nhƣ hiệu suất giáo dục, trầm cảm và sử dụng ma túy, chất kích thích) so với những ngƣời sống chung với cả bố và mẹ ruột (Amato, 2005; Brown, 2006; Cavanagh, 2008). Tƣơng tự, Griffin, Botvin, Scheier, Diaz & Miller (2000) cũng phát hiện ra rằng , thanh niên - đặc biệt là những đối tƣợng sống trong gia đình bố mẹ đơn thân có nguy cơ cao về vấn đề hành vi gây hại cho sức khỏe nhƣ uống rƣợu, hút thuốc.

Do đó, một biến độc lập khác liên quan đến gia đình là tình trạng hơn nhân của bố mẹ đƣợc đƣa vào mơ hình để xem xét.

Chức vụ cơng việc của bố mẹ

Thông qua một số bài báo về vấn đề sức khỏe thanh thiếu niên mà tác giả đọc đƣợc những ngày gần đây cho thấy, khơng ít trƣờng hợp trong số những trẻ em, thanh thiếu niên có ý định tự tử, mắc bệnh trầm cảm, rối loạn hành vi, tham gia đua xe trái phép, sử dụng ma túy, thuốc lá, uống rƣợu bia,… là con cái trong gia đình có bố mẹ thành đạt, giữ chức vụ, địa vị cao trong xã hội. Giải thích cho mối liên hệ này, đó là khi bố mẹ giữ chức vụ cao sẽ tạo áp lực cho con cái phải ln tồn diện, hoàn hảo về mọi mặt để giữ thể diện, thanh danh gia đình. Tuy nhiên, họ lại không dành nhiều thời gian để gần gũi, quan tâm, chia sẻ hay dạy dỗ con cái đúng cách. Điều này khiến trẻ em, thanh thiếu niên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ đơn, chán nản từ đó ảnh hƣởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần; đồng thời dễ bị bạn xấu rủ rê thực hiện những hành vi gây hại đến sức khỏe nhƣ hút thuốc, uống rƣợu bia, sử dụng ma túy,… Mặt khác, là ngƣời giữ chức vụ cao, bố mẹ thƣờng phải ngoại giao, tiếp khách do đó khơng tránh khỏi những buổi uống bia rƣợu quá mức. Những hình ảnh khơng tốt này sẽ “ghi” vào tâm trí những đứa trẻ và vơ tình khiến chúng học theo.

Chẳng hạn, trong bài viết “Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ kém cỏi có cha mẹ giỏi giang” của tác giả Vƣơng Linh đăng trên báo điện tử VnExpress ngày 4/6/2018, có kể đến trƣờng hợp nữ sinh tên Giang học ở một trƣờng cấp 3 tại Hà Nội đã phải tìm đến trung tâm tƣ vấn tâm lý mà nguyên nhân chính là từ bố mẹ Giang. Theo thạc sĩ Lã Linh Nga – giám đốc trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý, Giang bị trầm cảm do áp lực từ gia đình. Bố là giám đốc tập đồn bất động sản lớn, mẹ là quản lý một cơng ty tƣ vấn tài chính, đã buộc Giang phải có kết quả học tập thật xuất sắc, tồn diện về mọi mặt; nhƣng lại khơng có thời gian để chia sẻ, tâm sự, dạy dỗ Giang. Điều này khiến em rơi vào trạng thái căng thẳng lâu ngày, cô đơn, chán nản dẫn đến nhiều bệnh về tâm lý, rối loạn hành vi.

Tƣơng tự, trong bài viết về vai trị gia đình đối với hành vi của trẻ em, thanh thiếu niên của Giáo sƣ Lê Thi đăng trên tạp chí Triết học số 5 (156) có đề cập đến kết quả một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ phỏng vấn 70 thanh thiếu niên nghiện ma túy ở Trại Giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình về nguồn gốc gia đình cho thấy: 10 gia đình bố mẹ ly hơn, 6 gia đình bố mẹ ly thân, 10 gia đình bố mẹ bất hịa, 6 gia đình bố mẹ có hành vi phạm pháp, 16 gia đình bố mẹ nghiện ma tuý, 16 gia đình bố hoặc mẹ qua đời. Đặc biệt, có 6 gia đình làm ăn kinh tế phát đạt, giàu có, bố mẹ có địa vị, chức vụ cao trong xã hội nhƣng do chăm lo làm kinh tế hơn chăm lo con cái, nên các em đã đi vào con đƣờng nghiện hút.

Do đó, tác giả bổ sung thêm yếu tố chức vụ trong công việc của bố mẹ vào phân tích khi tìm hiểu ảnh hƣởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe thanh thiếu niên.

Nguồn: Tác giả đề xuất từ lược khảo nghiên cứu liên quan

Hình 2.4: Khung phân tích

2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc thiết kế nhằm khám phá vai trò tiềm năng của vốn xã hội trong việc thúc đẩy dẫn đến sự khác biệt trong hành vi sức khỏe và kết quả sức khỏe ở đối tƣợng thanh thiếu niên. Dựa trên lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, 7 giả thuyết nghiên cứu chính đƣợc đặt ra nhƣ sau:

Giả thuyết 1: Vốn xã hội gia đình cao hơn dẫn đến sức khỏe tốt hơn và ít có hành vi tiêu cực cho sức khỏe hơn ở thanh thiếu niên.

Giả thuyết 2: Vốn xã hội trƣờng học cao hơn dẫn đến sức khỏe tốt hơn và ít có hành vi tiêu cực cho sức khỏe hơn ở thanh thiếu niên.

Vốn xã hội :

- VXH Gia đình - VXH Trƣờng học - VXH Khu phố - VXH Cộng đồng

Yếu tố nhân khẩu học :

- Tuổi - Giới tính - Dân tộc

Đặc điểm gia đình :

- Tình trạng hơn nhân của bố mẹ - Tình trạng cơng việc/thu nhập

của bố mẹ

- Chức vụ công việc của bố mẹ

Hành vi sức khỏe

Giả thuyết 3: Vốn xã hội khu phố cao hơn dẫn đến sức khỏe tốt hơn và ít có hành vi tiêu cực cho sức khỏe hơn ở thanh thiếu niên.

Giả thuyết 4: Vốn xã hội cộng đồng cao hơn dẫn đến sức khỏe tốt hơn và ít có hành vi tiêu cực cho sức khỏe hơn ở thanh thiếu niên.

Giả thuyết 5: Tình trạng hơn nhân của bố mẹ tốt dẫn đến sức khỏe tốt hơn và ít có hành vi tiêu cực cho sức khỏe hơn ở thanh thiếu niên.

Giả thuyết 6: Tình trạng cơng việc/ thu nhập của bố mẹ tốt hơn dẫn đến sức khỏe tốt hơn và có hành vi tiêu cực cho sức khỏe nhiều hơn ở thanh thiếu niên.

Giả thuyết 7: Bố mẹ có chức vụ cao trong cơng việc dẫn đến sức khỏe kém hơn và có nhiều hành vi tiêu cực cho sức khỏe nhiều hơn ở thanh thiếu niên.

2.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)