Phân loại dự báo trong mơ hình sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 87)

Quan sát Dự báo Sức khỏe (SKHOE) Tỷ lệ dự báo đúng Không tốt Tốt S t e p 1 ( S K H O E ) T i n h t r a n g s u c k h o e Không tốt 115 28 80,4% Tốt 33 144 81,4% Tỷ lệ dự báo đúng của tồn mơ hình 80,9%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

 Mức độ phù hợp của mơ hình:

Kiểm định Omnibus cho thấy mơ hình có Sig. < 0,01 (độ tin cậy 99%). Nhƣ vậy, các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc trong tổng thể. Nói cách khác, mơ hình lựa chọn là phù hợp tốt. (Xem phụ lục 4)

Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình

Kết quả kiểm định cho thấy mơ hình có R2- Nagelkerke: 0,559 có nghĩa là 55,9% thay đổi của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình. (Xem phụ lục 4)

(2) Thảo luận kết quả hồi quy

Sử dụng kết quả của cột hệ số hồi quy (B) và cột (Exp(B) = eB) trong bảng 4.12, hình thành kịch bản xác suất thay đổi khi xác suất ban đầu lần lƣợt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%.

Đặt P0 là xác suất ban đầu, P1 là xác suất thay đổi. Khi đó, P1 đƣợc tính theo cơng thức sau:

P1 = P0 x e  1 - P0(1 - e)

Kết quả đƣợc thể hiện nhƣ bảng 4.14 bên dƣới:

Bảng 4.14: Mơ phỏng xác suất có sức khỏe tốt thay đổi

Biến số B eB Mơ phỏng xác suất có sức khỏe tốt khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là:

10% 20% 30% 40% 50% GD 0,621 1,861 17,1 31,8 44,4 55,4 65,0 TH 1,296 3,653 28,9 47,7 61,0 70,9 78,5 KP 0,437 1,548 14,7 27,9 39,9 50,8 60,7 CD 0,302 1,352 13,1 25,3 36,7 47,4 57,5 CVIEC 0,922 2,515 21,8 38,6 51,9 62,6 71,5 CVU -1,114 0,328 3,5 7,6 12,3 18,0 24,7

Nguồn: Tính tốn của tác giả Biến GD: Giả sử xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác khơng đổi, nếu một thanh thiếu niên có lƣợng vốn xã hội gia đình tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất thanh thiếu niên đó có sức khỏe tốt sẽ tăng lên 17,1%. Tƣơng tự, nếu xác suất ban đầu lần lƣợt là 20%, 30%, 40%, 50% thì xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt tƣơng ứng sẽ tăng lên 31,8%, 44,4%, 55,4%, và 65%.

Biến TH: Giả sử xác suất thanh thiếu niên sức khỏe tốt ban đầu là 10%. Khi

các yếu tố khác không đổi, nếu một thanh thiếu niên có lƣợng vốn xã hội trƣờng học tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất thanh thiếu niên đó có sức khỏe tốt sẽ tăng lên 28,9%. Tƣơng tự, nếu xác suất ban đầu lần lƣợt là 20%, 30%, 40%, 50% thì xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt tƣơng ứng sẽ tăng lên 47,7%, 61%, 70,9%, và 78,5%.

Biến KP: Giả sử xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác khơng đổi, nếu một thanh thiếu niên có lƣợng vốn xã hội khu phố tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất thanh thiếu niên đó có sức khỏe tốt sẽ tăng lên 14,7%. Tƣơng tự, nếu xác suất ban đầu lần lƣợt là 20%, 30%, 40%, 50% thì xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt tƣơng ứng sẽ tăng lên 27,9%, 39,9%, 50,8%, và 60,7%.

Biến CD: Giả sử xác suất thanh thiếu niên sức khỏe tốt ban đầu là 10%. Khi

các yếu tố khác không đổi, nếu một thanh thiếu niên có lƣợng vốn xã hội cộng đồng tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất thanh thiếu niên đó có sức khỏe tốt sẽ tăng lên 13,1%. Tƣơng tự, nếu xác suất ban đầu lần lƣợt là 20%, 30%, 40%, 50% thì xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt tƣơng ứng sẽ tăng lên 25,3%, 36,7%, 47,4%, và 57,5%.

Biến CVIEC: Giả sử xác suất thanh thiếu niên sức khỏe tốt ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu một thanh thiếu niên sống trong gia đình mà bố mẹ có cơng việc hay thu nhập ổn định thì xác suất có sức khỏe tốt của thanh thiếu niên sẽ tăng lên 21,8%. Tƣơng tự, nếu xác suất ban đầu lần lƣợt là 20%, 30%, 40%, 50% thì xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt tƣơng ứng sẽ tăng lên 38,6%, 51,9%, 62,6%, và 71,5%.

Biến CVU: Giả sử xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt ban đầu là 10%.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu một thanh thiếu niên sống trong gia đình có bố mẹ (hoặc một trong hai ngƣời) là ngƣời giữ chức vụ cao trong cơng việc thì xác suất thanh thiếu niên đó có sức khỏe tốt sẽ giảm xuống còn 3,5%. Tƣơng tự, nếu xác suất ban đầu lần lƣợt là 20%, 30%, 40%, 50% thì xác suất thanh thiếu niên có sức khỏe tốt tƣơng ứng sẽ giảm xuống còn 7,6%, 12,3%, 18%, và 24,7%.

Kết luận: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe ở thanh thiếu niên theo thứ tự

tầm quan trọng là: vốn xã hội trƣờng học (TH), chức vụ trong công việc của bố mẹ (CVU), tình trạng cơng việc của bố mẹ (CVIEC), vốn xã hội gia đình (GD), vốn xã hội khu phố (KP), và vốn xã hội cộng đồng (CD) (xem bảng 4.15)

Bảng 4.15: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên

STT

Yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe của

thanh thiếu niên

Biến số Giá trị tuệt đối của B |B| Tỷ lệ % Xếp hạng thứ tự tầm quan trọng 1 Vốn xã hội gia đình GD 0,621 13,24% 4 2 Vốn xã hội trƣờng học TH 1,296 27,62% 1 3 Vốn xã hội khu phố KP 0,437 9,31% 5 4 Vốn xã hội cộng đồng CD 0,302 6,43% 6

5 Tình trạng công việc của bố mẹ CVIEC 0,922 19,66% 3 6 Chức vụ công việc của bố mẹ CVU 1,114 23,75% 2

Tổng 4,691 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

(3) Mơ hình dự báo sức khỏe tốt ở thanh thiếu niên

Phần này sẽ đƣa ra những kịch bản với các yếu tố tác động nhận giá trị Xj khác nhau, từ đó dự báo xác suất để thanh thiếu niên có sức khỏe tốt (Y2 = 1) theo kịch bản đã đề ra đó.

Loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa thống kê, thực hiện lại phân tích hồi quy Binary Logistic, ta có kết quả hệ số hồi quy nhƣ bảng 4.16 bên dƣới.

LogOdds = 0 + 1GD + 2TH + 3KP + 4CD + 5CVIEC + 6CVU (1) Thế các hệ số hồi quy trong hình trên vào phƣơng trình (1), ta đƣợc phƣơng trình (2) nhƣ sau:

LogOdds = -0,036 + 0,529GD + 1,276TH + 0,474KP + 0,261CD +

Bảng 4.16: Kết quả hệ số hồi quy trong mơ hình sức khỏe

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

95% C.I.for EXP(B) Lower Upper S t e p 1 a GD 0,529 0,203 6,785 1 0,009 1,697 1,140 2,526 TH 1,276 0,234 29,587 1 0,000 3,581 2,261 5,670 KP 0,474 0,181 6,836 1 0,009 1,606 1,126 2,290 CD 0,261 0,153 2,889 1 0,089 1,298 0,961 1,752 CVIEC 0,940 0,436 4,636 1 0,031 2,559 1,088 6,019 CVU -1,006 0,346 8,437 1 0,004 0,366 0,186 0,721 Constant -0,036 0,361 0,010 1 0,920 0,965

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Phƣơng trình ƣớc lƣợng khả năng có sức khỏe tốt ở thanh thiếu niên nhƣ sau: E(Y2/X) = eLogOdds

1 + eLogOdds

Với E(Y2/X) là xác suất để Y2 = 1 xuất hiện khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xj.

Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động đƣợc thể hiện trong bảng 4.17 bên dƣới:

Bảng 4.17: Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động trong mơ hình sức khỏe

STT Tên biến Hệ số Kịch bản

(KB) hồi quy Giá trị biến

β KB1 KB2

1 TH (lƣợng vốn xã hội trƣờng học, định lƣợng bằng cách tính điểm của 8 biến quan sát khi thực hiện phƣơng pháp EFA)

0,529 0,2 1

2 KP (lƣợng vốn xã hội khu phố, định lƣợng bằng cách tính điểm của 8 biến quan sát khi thực hiện phƣơng pháp EFA)

1,276 0,2 1

3 CD (lƣợng vốn xã hội cộng đồng, định lƣợng bằng cách tính điểm của 4 biến quan sát khi thực hiện phƣơng pháp EFA)

0,474 0,2 1

4 TG (lƣợng vốn xã hội tham gia, định lƣợng bằng cách tính điểm của 3 biến quan sát khi thực hiện phƣơng pháp EFA)

0,261 0,2 1

5 CVIEC (nhận giá trị là 1 nếu tình trạng cơng việc của bố mẹ là tốt, ngƣợc lại nhận giá trị là 0)

0,940 1 1

6 CVU (nhận giá trị là 1 nếu bố mẹ có chức vụ

cao, ngƣợc lại nhận giá trị là 0) -1,006 1 0

Hệ số cắt trục tung -0,036

E(Y/Xi) 60% 97%

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Trong bảng trên, theo kịch bản 1 (KB1), nếu một thanh thiếu niên có các yếu tố nhƣ sau: bố mẹ có cơng việc hay thu nhập ổn định, và giữ chức vụ cao trong công việc; đồng thời thanh thiếu niên đó có 0,2 đơn vị vốn xã hội trƣờng học, 0,2 đơn vị

vốn xã hội khu phố, 0,2 đơn vị vốn xã hội cộng đồng và 0,2 đơn vị vốn xã hội tham gia thì khả năng thanh thiếu niên này có sức khỏe tốt là 60%.

Ở kịch bản 2 (KB2), nếu một thanh thiếu niên có các yếu tố nhƣ sau: bố mẹ có cơng việc hay thu nhập ổn định, và không giữ chức vụ cao trong công việc; đồng thời thanh thiếu niên đó có 1 đơn vị vốn xã hội trƣờng học, 1 đơn vị vốn xã hội khu phố, 1 đơn vị vốn xã hội cộng đồng và 1 đơn vị vốn xã hội tham gia thì khả năng thanh thiếu niên này có sức khỏe tốt là 97%.

4,5 TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Thơng qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo vốn xã hội ở thanh thiếu niên bao gồm 5 nhân tố với 30 biến quan sát đã đƣợc xác định. Tiếp đó, hồi quy Binay Logistic đƣợc tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sức khỏe và sức khỏe của thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy, đối với hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên, 9 yếu tố ảnh hƣởng theo thứ tự mức độ tác động từ mạnh đến yếu lần lƣợt là: tình trạng hơn nhân của bố mẹ, tình trạng cơng việc của bố mẹ, vốn xã hội trƣờng học, chức vụ trong công việc của bố mẹ, vốn xã hội gia đình, vốn xã hội khu phố, vốn xã hội cộng đồng, vốn xã hội tham gia, và tuổi. Đối với sức khỏe của thanh thiếu niên, 6 yếu tố ảnh hƣởng theo thứ tự mức độ tác động từ mạnh đến yếu lần lƣợt là: vốn xã hội trƣờng học, chức vụ trong cơng việc của bố mẹ, tình trạng cơng việc của bố mẹ, vốn xã hội gia đình, vốn xã hội khu phố, và cuối cùng là vốn xã hội cộng đồng.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chƣơng này tóm tắt các kết quả có đƣợc từ nghiên cứu này, trên cơ sở đó đề xuất những hàm ý chính sách nhằm góp phần định hƣớng hành vi sức khỏe cũng nhƣ cải thiện sức khỏe của thanh thiếu. Ngoài ra, chƣơng này sẽ nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

5,1 KẾT LUẬN

Sức khỏe thanh thiếu niên là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của các quốc gia bởi đây là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và có những hành vi nguy hiểm cho sức khỏe. Những kết quả sức khỏe hay hành vi sức khỏe hình thành trong giai đoạn phát triển này có thể dẫn đến thói quen thực hiện hành vi cũng nhƣ hệ lụy sức khỏe trong suốt phần đời còn lại của họ.

Gần đây, vai trò của vốn xã hội đối với việc cải thiện sức khỏe và định hƣớng điều chỉnh hành vi sức khỏe ngày càng đƣợc khẳng định. Nhằm khám phá vốn xã hội của thanh thiếu niên cũng nhƣ vai trị của nó đối với sức khỏe và hành vi sức khỏe, nghiên cứu này đã thực hiện 2 mục tiêu chính đó là: (1) Sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong việc xây dựng mơ hình đo lƣờng yếu tố vốn xã hội của thanh thiếu niên; và (2) Xác định ảnh hƣởng của yếu tố vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe bằng cách áp dung mơ hình hồi quy Binary Logistic, thông qua bộ dữ liệu sơ cấp khảo sát 320 thanh thiếu niên đang theo học tại các trƣờng trên địa bàn phƣờng 12, quận Tân Bình, TP.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những hành vi tiêu cực cho sức khỏe cũng nhƣ cải thiện tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên. Những kết quả chính thu đƣợc từ nghiên cứu đƣợc tổng kết nhƣ sau:

Ở mục tiêu thứ nhất, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo vốn xã hội của thanh thiếu niên dựa trên 5 loại là: vốn xã hội gia đình, vốn xã hội trƣờng học, vốn xã hội khu phố, vốn xã hội cộng đồng, và vốn xã hội tham gia với tổng cộng 30 tiêu chí đánh giá đƣợc hình thành, 5 biến

tƣơng ứng 5 loại vốn xã hội này tiếp tục đƣợc đƣa vào mơ hình hồi quy Binary Logistic nhằm xác định ảnh hƣởng của từng loại vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên nhƣ mục tiêu nghiên cứu thứ 2 đã đề ra.

Đối với hành vi sức khỏe, kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 5 loại vốn xã hội

đề ra đều đƣợc xác định là có ảnh hƣởng nghịch biến có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Ngoài ra, bên cạnh yếu tố vốn xã hội thì các yếu tố liên quan đến đặc điểm gia đình, bao gồm: tình trạng hơn nhân của bố mẹ, tình trạng cơng việc của bố mẹ, và chức vụ trong công việc của bố mẹ cũng có tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Trong đó yếu tố tình trạng hơn nhân của bố mẹ đƣợc tìm thấy là có tƣơng quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê; và yếu tố tình trạng cơng việc của bố mẹ cũng nhƣ yếu tố chức vụ trong cơng việc của bố mẹ đƣợc tìm thấy là có tƣơng quan đồng biến có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những thanh thiếu niên lớn tuổi thì khả năng thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe cao hơn so với những thanh thiếu niên nhỏ tuổi hơn. Trong khi đó, các yếu tố giới tính và dân tộc lại khơng có tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Nhƣ vậy, 9 yếu tố đƣợc xác định là có ảnh hƣởng đến việc thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên đang theo học tại các trƣờng trên địa bàn phƣờng 12, quận Tân Bình, TP.HCM theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: (1) Tình trạng hơn nhân của bố mẹ; (2) Tình trạng công việc của bố mẹ; (3) Vốn xã hội trƣờng học; (4) Chức vụ trong công việc của bố mẹ; (5) Vốn xã hội gia đình, (6) Vốn xã hội khu phố; (7) Vốn xã hội cộng đồng; (8) Vốn xã hội tham gia; và cuối cùng là (9) Tuổi.

Đối với sức khỏe, chỉ 4 trong 5 loại vốn xã hội đƣợc tìm thấy là có ảnh

hƣởng đồng biến có ý nghĩa thống kê đến tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên, bao gồm vốn xã hội gia đình, vốn xã hội trƣờng học, vốn xã hội khu phố, và vốn xã hội cộng đồng. Yếu tố vốn xã hội tham gia, trong khi có tƣơng quan nghịch có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe, thì ở đây lại đƣợc tìm thấy là có tƣơng quan khơng có ý nghĩa thống kê với tình trạng sức khỏe. Ngồi

ra, kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh các yếu tố vốn xã hội, các yếu tố chức vụ trong cơng việc của bố mẹ đƣợc tìm thấy là có tƣơng quan nghịch có ý nghĩa thống kê; và yếu tố tình trạng trong cơng việc đƣợc tìm thấy là có tƣơng quan thuận có ý nghĩa thống kê với tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên. Khơng tìm thấy mối tƣơng quan giữa các yếu tố tuổi, giới tính, dân tộc và tình trạng hơn nhân của bố mẹ với tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên. Nhƣ vậy, 6 yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên đang theo học tại các trƣờng trên địa bàn phƣờng 12, quận Tân Bình, TP.HCM đƣợc xác định theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: (1) Vốn xã hội trƣờng học; (2) Chức vụ trong cơng việc của bố mẹ; (3) Tình trạng cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)