Tóm tắt mơ tả và định nghĩa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 57 - 65)

Biến Định nghĩa Kỳ vọng dấu Hành vi tiêu cực sức khỏe (HVI) Sức khỏe (SKHOE) Biến phụ thuộc HVI

Hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên

Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu có hành vi tiêu cực cho sức khỏe, ngƣợc lại nhận giá trị bằng 0.

SKHOE

Trạng thái sức khoẻ của thanh thiếu niên Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu sức khỏe tốt, và nhận giá trị 0 nếu sức khỏe không tốt.

Biến độc lập

Vốn xã hội

GD

Vốn xã hội gia đình, đánh giá thơng qua 8 tiêu chí với thang đo Likert 5 mức độ. Giá trị đƣợc xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố khi thực hiện phƣơng pháp EFA

- +

TH

Vốn xã hội trƣờng học, đánh giá thông qua 8 tiêu chí với thang đo Likert 5 mức độ. Giá trị đƣợc xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố khi thực hiện phƣơng pháp EFA

- +

KP Vốn xã hội khu phố, đánh giá thông qua 8

Giá trị đƣợc xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố khi thực hiện phƣơng pháp EFA

CD

Vốn xã hội cộng đồng, đánh giá thơng qua 7 tiêu chí với thang đo Likert 5 mức độ. Giá trị đƣợc xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố khi thực hiện phƣơng pháp EFA

- +

Đặc điểm gia đình

HNHAN

Tình trạng hơn nhân của bố mẹ

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu tình trạng hơn nhân của bố mẹ là tốt, ngƣợc lại nhận giá trị là 0

- +

CVIEC

Tình trạng cơng việc của bố mẹ

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu tình trạng công việc của bố mẹ là tốt, ngƣợc lại nhận giá trị là 0

+ +

CVU

Chức vụ trong công việc của bố mẹ

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu bố mẹ có chức vụ cao, ngƣợc lại nhận giá trị là 0

+ -

Đặc điểm nhân khẩu học

TUOI Tuổi của đối tƣợng, tính bằng năm

GTINH

Giới tính của đối tƣợng

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là nam, và 0 nếu là nữ

DTOC

Dân tộc của đối tƣợng

Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu là dân tộc Kinh, và 0 nếu thuộc các dân tộc thiểu số

3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1 Quy mô mẫu 3.4.1 Quy mô mẫu

Việc xác định quy mơ mẫu nghiên cứu đóng vai trị quyết định cho mức độ giải thích của nghiên cứu đối với tổng thể. Nếu mẫu mà ta xác định khơng mang tính đại diện cho tổng thể thì việc đƣa ra những đề xuất, giải pháp của nghiên cứu cho tổng thể sẽ khơng phù hợp và có thể chỉ thể hiện những nhận định mang tính chủ quan của ngƣời nghiên cứu (Đinh Phi Hổ, 2017)

Đối với các luận án nghiên cứu, nhà nghiên cứu thƣờng xác định mẫu thông qua công thức kinh nghiệm, tùy thuộc vào phƣơng pháp định lƣợng mà nghiên cứu đó lựa chọn. Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp hồi quy Binay Logistic là phƣơng pháp định lƣợng chính, dựa trên dữ liệu dạng số liệu chéo. Do đó, theo Green (1991) và Tabachnick & Fidell (2007), quy mô mẫu trong trƣờng hợp này đƣợc xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mơ hình. Theo đó, quy mơ mẫu trong nghiên cứu này cần đạt ít nhất là:

n ≥ 50 + 8k = 50 + (8 x 10) = 130

Nhƣ vậy, tùy theo nguồn lực tài chính và thời gian cho nghiên cứu, số quan sát tối thiểu của nghiên cứu này có thể lớn hơn, nhƣng ít nhất phải đạt 130 (thanh thiếu niên).

3.4.2 Phƣơng pháp chọn mẫu

Tổng thể của nghiên cứu này là toàn bộ thanh thiếu niên (10 – 24 tuổi) hiện đang theo học tại các trƣờng trên địa bàn phƣờng 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu niên giám thống kê của cục thống kê TP.HCM, năm học 2017 – 2018 quận Tân Bình có 25 trƣờng trung học cơ sở và trung học phổ thơng; trong đó phƣờng 12 của quận có 4 trƣờng. Ngồi ra, trên địa bàn phƣờng cịn có 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và một số trƣờng tiểu học, trƣờng quốc tế, trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, …

Bài nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất, mặc dù phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là hồn tồn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết

của ngƣời nghiên cứu về tổng thể nên kết quả điều tra thƣờng khơng mang tính khách quan, cũng nhƣ tính đại diện cho tổng thể không cao nhƣ phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tuy nhiên, phƣơng pháp này lại hữu ích và thuận tiện, khắc phục đƣợc các hạn chế của nghiên cứu vì: (i) khơng địi hỏi phải xác định đƣợc danh sách chính xác tất cả các phần tử của tổng thể, và (ii) chi phi cho việc thu thập dữ liệu nhỏ và tốn ít thời gian vì khoảng cách địa lý giữa các phần tử có thể gần và khơng phân tán.

Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ tài chính, các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc chọn theo hình thức thuận tiện. Tuy nhiên, để đảm bảo đối tƣợng khảo sát đa dạng, có độ tuổi dàn trải, tác giả chọn ra 4 trƣờng trong số các trƣờng kể trên để tiến hành phát phiếu khảo sát, bao gồm: (1) Trƣờng THCS Trƣờng Chinh; (2) Trƣờng THPT Nguyễn Chí Thanh; (3) Trƣờng THCS và THPT Nguyễn Khuyến; và (4) Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên quận Tân Bình.

3.4.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp, đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Mặc dù việc này đòi hỏi phải tốn kém thời gian và chi phí, sức lực cho quá trình xây dựng bảng câu hỏi và triển khai thực hiện, nhƣng lại hữu ích cho nghiên cứu vì các ƣu điểm: (i) đảm bảo tính đầy đủ về thơng tin của các biến đƣợc đƣa vào xem xét nhƣng khơng có sẵn trong bộ dữ liệu thứ cấp; (ii) kiểm soát đƣợc mức độ tin cậy nguồn dữ liệu; và (iii) đảm bảo tính cập nhật, thời sự của dữ liệu nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Đội ngũ điều tra viên là một trong những yếu tố quan trọng, có tính quyết định đối với độ tin cậy của dữ liệu thu thập đƣợc. Các điều tra viên đƣợc lựa chọn là những sinh viên đại học, học viên cao học thuộc các chuyên ngành về kinh tế, y tế và những cá nhân đang công tác trong lĩnh vực y tế. Những điều tra viên này đã đƣợc phổ biến để hiểu rõ về mục tiêu nghiên cứu, cấu trúc cũng nhƣ ý nghĩa từng câu hỏi trong bảng khảo sát.

3.5 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Nghiên cứu sử dụng phần mềm IBM SPSS 20.0 để hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu đề ra ban đầu.

Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này đƣợc sử dụng lần lƣợt nhƣ sau:

1. Sử dụng phân tích thống kê mơ tả để hiểu rõ những đặc trƣng của đối tƣợng khảo sát.

2. Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lƣợng của các thang đo vốn xã hội (gia đình, trƣờng học, khu phố, cộng đồng) đã xây dựng. Phƣơng pháp này kiểm tra sự chặt chẽ và tƣơng quan giữa các biến quan sát trong thang đo, từ đó giúp loại bỏ bớt các biến quan sát khơng đạt yêu cầu trong số các biến đƣa vào thang đo ban đầu, hạn chế các biến rác trong mơ hình. Thang đo đƣợc đánh giá là chất lƣợng tốt khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:

(1) Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6

(2) Hệ số tƣơng quan biến - tổng thể của các biến quan sát lớn hơn 0,3 3. Áp dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám khá (EFA) để xác định cấu trúc biến tiềm ẩn của thang đo vốn xã hội cũng nhƣ định lƣợng các yếu tố vốn xã hội này để đƣa vào mơ hình hồi quy phân tích ảnh hƣởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên. Phƣơng pháp này giúp nhà nghiên cứu khám phá xem liệu mối tƣơng quan giữa các biến có dẫn đến một hay nhiều biến tiềm ẩn, bằng cách sắp xếp các biến quan sát có tƣơng quan với nhau vào trong các nhân tố độc lập để xác định các nhân tố hình thành nên vốn xã hội của thanh thiếu niên. Để mơ hình EFA đảm bảo độ tin cậy, các kiểm định chính sau cần thực hiện:

(1) Kiểm định tính thích hợp của EFA

Trong kiểm định này, thƣớc đo KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) đƣợc sử dụng để đánh giá sự thích hợp của mơ hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thõa điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế

(2) Kiểm định tƣơng quan của các biến quan sát trong thƣớc đo đại diện Kiểm định Bartlett đƣợc sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa (Sig.) của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 thì các biến quan sát có tƣơng quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

(3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Phƣơng sai trích (% cumulative variance) đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phƣơng sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%.

4. Phân tích hồi quy Binary Logistic nhằm xác định ảnh hƣởng của các yếu tố vốn xã hội đến sức khỏe cũng nhƣ hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên, khi xét đến các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình. Đồng thời, mơ hình này cũng giúp dự báo, ƣớc lƣợng xác suất một kết quả của biến phụ thuộc sẽ xảy ra với những thơng tin của biến độc lập đã có.

Theo hƣớng dẫn trong Đinh Phi Hổ (2017), để mơ hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, 3 kiểm định chính sau đây cần đƣợc thực hiện:

(1) Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy

Mục đích của kiểm định này là để xem xét liệu biến độc lập tƣơng quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Kiểm địnhWald đƣợc sử dụng, nếu mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. nhỏ hơn hoặc bằng 0,05) thì tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê.

(2) Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Mục tiêu của kiểm định này là để xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lâp với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình đƣợc xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0, và đƣợc xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.

Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng 0 H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0

Trong bƣớc kiểm định này, kiểm định Omnibus đƣợc sử dụng. Khi mức ý nghĩa của mơ hình đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. ≤ 0,05) thì giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận, nghĩa là mơ hình đƣợc xem là phù hợp.

(3) Mức độ giải thích của mơ hình

Mục đích của kiểm định này là để xem xét trong mơ hình có bao nhiêu phần trăm thay đổi của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi các biến độc lập. Trong kiểm định này, thƣớc đo R2 – Nagelkerke đƣợc sử dụng.

3.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Tổng cộng có 31 mục hỏi ứng với 4 thành phần đƣợc xây dựng để hình thành thang đo vốn xã hội ở thanh thiếu niên. Phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất đƣợc sử dụng với cỡ mẫu xác định là 320 quan sát, thu thập thông qua phiếu khảo sát. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu nhằm mục tiêu nghiên cứu đƣợc giới thiệu. Đầu tiên, phân tích thống khê mô tả đƣợc sử dụng để hiểu rõ đặc điểm của mẫu quan sát. Tiếp theo, kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá chất lƣợng các thang đo vốn xã hội ở thanh thiếu niên. Thang đo đạt chất lƣợng tiếp tục đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm khám phá cấu trúc biến tiềm ẩn của thang đo, cũng nhƣ tính điểm các yếu tố vốn xã hội phục vụ đƣa vào mơ hình phân tích hồi quy. Cuối cùng, mơ hình hồi quy Binary Logistic đƣợc áp dụng nhằm xác định ảnh hƣởng của các yếu tố vốn xã hội cũng nhƣ đặc điểm gia đình và yếu tố nhân khẩu học đến kết quả sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phần đầu của chƣơng này sẽ mô tả tổng quát về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Kế đó, các kết quả kiểm định thang đo vốn xã hội của thanh thiếu niên cũng nhƣ kết quả thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong việc tìm hiểu cấu trúc biến tiềm ẩn của thang đo vốn xã hội đƣợc trình bày. Cuối cùng, ở bƣớc thực hiện hồi quy binary logistic trong việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên, các kết quả kiểm định, kết quả và thảo luận kết quả hồi quy đƣợc trình bày song song với việc đƣa ra những kịch bản dự báo về khả năng có sức khỏe tốt và khả năng có hành vi tiêu cực cho sức khỏe ở thanh thiếu niên.

4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Đề tài đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho 350 thanh thiếu niên tại 4 cơ sở đào tạo nêu trên, kết quả thu về đƣợc 327 phiếu, tỷ lệ đạt 91,4%. Sau khi sàng lọc và xử lý dữ liệu từ 327 phiếu thu về nhƣ trình bày trong chƣơng 3, bộ dữ liệu cuối cùng đƣợc sử dụng cho nghiên cứu bao gồm 320 quan sát, thỏa mãn yêu cầu về quy mơ mẫu nghiên cứu nhƣ đã trình bày ở phần 3.3.

Các đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tóm tắt nhƣ bảng 4.1 bên dƣới. Trong tổng số 320 thanh thiếu niên tham gia khảo sát, có 125 ngƣời là nam, chiếm tỷ lệ 39,1%, và 195 ngƣời là nữ, chiếm tỷ lệ 60,9%. Độ tuổi trung bình của thanh thiếu niên tham gia khảo sát là 16 tuổi, trong đó thấp nhất là 11 tuổi và cao nhất là 24 tuổi. Thông tin thu đƣợc cho thấy, phần lớn đối tƣợng tham gia khảo sát là ngƣời dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 92,5%. Về đặc điểm gia đình, có 207 thanh thiếu niên đánh giá tình trạng hơn nhân của bố mẹ là tốt, chiếm tỷ lệ 64,7%, còn lại 113 thanh thiếu niên cho rằng tình trạng hơn nhân của bố mẹ họ không tốt, chiếm 35,3%. Ngoài ra, 78,4% thanh thiếu niên tham gia khảo sát (251 ngƣời trong tổng số 320 ngƣời) cho biết họ thuộc gia đình có tình trạng kinh tế ổn định, bố mẹ có cơng việc (hoặc thu nhập) tốt, đảm bảo chi tiêu cho gia đình; cịn lại 21,6% là đối tƣợng thuộc

gia đình mà bố mẹ có tình trạng cơng việc, thu nhập không ổn định. Đặc biệt, trong tổng thể quan sát, có đến 122 thanh thiếu niên (chiếm 38,1% trong tổng số) có bố mẹ là những ngƣời giữ chức vụ cao trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)