HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 96 - 100)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chƣơng 4, phần này đƣa ra những hàm ý chính sách nhằm cải thiện sức khỏe cũng nhƣ định hƣớng hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên.

Tình trạng hơn nhân của bố mẹ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng hơn nhân của bố mẹ là yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng hàng đầu đến những hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu thanh thiếu niên sống trong gia đình mà bố mẹ có tình trạng hơn nhân tốt thì xác xuất thanh thiếu niên đó có hành vi tiêu cực cho sức khỏe sẽ giảm xuống. Do đó, những chính sách khuyến khích, can thiệp sớm nhằm thúc đẩy cho các mối quan hệ vợ chồng cần đƣợc chú trọng; bên cạnh đó là những giải pháp nhằm giúp đỡ hòa giải đối với những mối quan hệ vợ chồng đã có bất hịa. Đối với những cặp vợ chồng đã khơng thể duy trì đƣợc quan hệ hơn nhân tốt đẹp, cần giúp họ hiểu đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực của nó đến hành vi sức khỏe của con cái, để từ đó biết cách ni dạy con cái đúng cách sau ly hôn hoặc ly thân.

Vốn xã hội trƣờng học

Những chính sách liên quan đến giáo dục nhằm thúc đẩy vốn xã hội trƣờng học của thanh thiếu niên cần đƣợc ƣu tiên xem xét bởi nghiên cứu cho thấy đây là 1 trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu khơng chỉ trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn trong việc giảm thiểu những hành vi tiêu cực cho sức khỏe ở thanh thiếu niên. Hơn nữa, giáo dục cũng đƣợc cho là lĩnh vực mà các chính sách của chính phủ có thể gây ảnh hƣởng lớn nhất nhằm trực tiếp tạo ra nguồn vốn xã hội trƣờng học cũng nhƣ gián tiếp thúc đẩy các nguồn vốn xã hội khác thơng qua việc hình thành các quy tắc, chuẩn mực và tăng cƣờng lòng tin xã hội (Fukuyama, 1995),

Một số hàm ý chính sách cụ thể có thể kể đến là:

- Xây dựng môi trƣờng giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đƣờng.

- Nâng cao năng lực, kỹ năng của giáo viên không chỉ trong công tác giảng dạy chuyên môn mà cả trong việc tƣơng tác, giao tiếp với học sinh, sinh viên nhằm tạo dựng lịng tin, thơng qua đó giáo dục đạo đức, nhận thức, lối sống, hành vi,… theo phƣơng châm “dạy chữ đi đôi với dạy ngƣời”.

- Cải cách chƣơng trình giáo dục theo hƣớng đề cao các giá trị cơ bản nhƣ lễ nghĩa; trung thực; vị tha; ý thức tuân thủ pháp luật, quy tắc, chuẩn mực…; song song với nâng cao kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm cùng nhau.

- Tăng cƣờng các chƣơng trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên cũng nhƣ giáo viên tham gia cùng nhau nhằm gia tăng sự tƣơng tác, xây dựng lịng tin; khuyến khích hƣớng đến bắt buộc học sinh, sinh viên phải có 1 số tiết tối thiểu tham gia hoạt động tình nguyện, phục vụ cộng đồng.

Tình trạng cơng việc của bố mẹ

Bố mẹ có cơng việc hay nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo chi tiêu gia đình tạo điều kiện cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe thanh thiếu niên, do đó những chính sách nhằm hỗ trợ, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu ổn định cho ngƣời lao động cần đƣợc quan tâm. Một số giải pháp có thể kể đến nhƣ:

- Chính sách hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng mơ hình, hình thức dạy nghề hiệu quả; bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ học nghề, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và tạo việc làm cho ngƣời lao động. - Quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc nhằm thúc đẩy, phát triển thị trƣờng lao động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù có tác động cải thiện tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên, nhƣng tình trạng cng việc của bố mẹ tốt đồng thời lại là yếu tố có thể tạo tiền đề cho việc thực hiện những hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Do đó, khi bố mẹ có cơng việc ổn định, bên cạnh việc cung cấp điều kiện tốt cho sự phát triển, tăng cƣờng sức khỏe thì vấn đề ni dạy con cái cũng cần phải đƣợc đặc biệt quan tâm.

Chức vụ công việc của bố mẹ

Khi bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) là những ngƣời giữ chức vụ cao trong công việc, do những đặc thù và áp lực công việc, cũng nhƣ khơng có nhiều thời gian dành cho con cái nên dễ khiến con cái có những hành vi tiêu cực cũng nhƣ suy giảm sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Do đó, những chính sách nhằm truyền tải kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cái đến những “bậc phụ huynh” trong trƣờng hợp nhƣ vậy là rất cần thiết. Trong đó nhấn mạnh việc cần cố gắng dành nhiều thời gian cho với con cái; quan tâm, khơng bỏ bê hay phó thác việc ni dạy con cho ngƣời khác; đồng thời lƣu ý không nên tạo áp lực, buộc con cái phải đạt đƣợc những kỳ vọng quá cao cho xứng với danh tiếng, chức vụ của bố mẹ.

Vốn xã hội gia đình

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu rằng nâng cao vốn xã hội gia đình khơng chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cá nhân mà cịn góp phần giảm thiểu những hành vi tiêu cực cho sức khỏe ở thanh thiếu niên. Hơn nữa, gia đình đƣợc xem là nơi cung cấp bối cảnh đầu tiên cho sự phát triển, là môi trƣờng gần gũi nhất đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Do đó các chính sách nhằm phát triển vốn xã hội gia đình của thanh thiếu niên nên đƣợc cân nhắc xem xét:

- Tổ chức, cũng nhƣ hỗ trợ, khuyến khích cả gia đình tham gia vào các hoạt động, sự kiện bên ngoài cùng nhau nhằm tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa các thành viên.

- Tổ chức các chƣơng trình, sự kiện nhằm truyền tải cho các bậc phụ huynh những kỹ năng, kiến thức thực hành trong việc nuôi dạy con cái; trong đó nhấn mạnh việc làm thế nào để nắm bắt tâm lý con nhỏ cũng nhƣ cách ứng phó khéo léo, phù hợp vì thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển mà tâm lý không ổn định và chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Ngoài ra cần lƣu ý 1 số yếu tố sau:

+ Luôn gần gũi, hỏi han và dành thời gian cho con; phát hiện sớm những hành vi khơng đúng, chỉ ra và giải thích cho con vì sao điều đó là sai.

+ Ln thể hiện sự tin tƣởng đối với con cái, cũng nhƣ tạo dựng lòng tin nơi con cái đối với bố mẹ.

+ Dành thời gian lắng nghe những ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của con; sẵn sàng là chỗ dựa cho con.

Vốn xã hội cộng đồng, khu phố, tham gia

Vốn xã hội khu phố và cộng đồng là những yếu tố thúc đẩy việc cải thiện sức khỏe và hành vi sức khỏe ở thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, gia tăng vốn xã hội tham gia cũng góp phần định hƣớng những hành vi sức khỏe theo hƣớng tích cực. Do đó, những chính sách nhằm gia tăng kết nối, gắn kết cộng đồng, khu phố, thúc đẩy sự tham gia xã hội cần đƣợc chú ý:

- Có những chính sách hỗ trợ sự hình thành và phát triển các câu lạc bộ, hội, nhóm tình nguyện, phục vụ cộng đồng dành cho thanh thiếu niên.

- Quy hoạch và xây dựng các cơng trình cơng cộng nhƣ cơng viên, nhà văn hóa, trung tâm thể thao,… nhằm gia tăng cơ hội gặp gỡ, tƣơng tác xã hội; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ, hội, nhóm cũng nhƣ bản thân thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt lành mạnh.

- Khuyến khích, hỗ trợ (về tài chính, tinh thần,…) nhằm thúc đẩy sự gắn kết khu phố, kết nối cộng đồng.

- Liên kết với cộng đồng địa phƣơng trong việc phòng ngừa hoặc loại bỏ các mối nguy hại trong môi trƣờng xã hội cộng đồng (nhƣ tội phạm, …)

- Khuyến khích các sáng kiến nhằm gia tăng sự an toàn cho khu phố, cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)