Bảng thang đo Likert 5 điểm

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết GVHD: TS NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN (Trang 52 - 57)

1 2 3 4 5

Hoàn tồn

khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung lập Đồng ý

Hồn tồn đồng ý

Phần thơng tin chung: các thông tin cá nhân đáp viên như: giới tính, độ tuổi,

chức danh, thời gian làm việc, thu nhập được thu thập để có thể tiến hành thống kê mô tả mẫu và thực hiện các phép kiểm định bổ trợ khác cho nghiên cứu chính thức.

3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành nhằm mục đích kiểm định lại độ tin cậy và giá trị các thang đo và xác định thang đo nháp 2 đưa vào nghiên cứu chính thức. Một thang đo tốt là thang đo tập hợp được các tiêu chí phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của khái niệm, vấn đề cần đo lường và các tiêu chí này khơng bị trùng lặp nhau về nội dung. Một đo lường được coi là có giá trị khi nó đo lường được cái cần đo lường (Campbell & Fiske, 1959), nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sai lệch hệ thống, cũng như sai lệch ngẫu nhiên.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành bằng việc khảo sát trực tiếp 120 đáp viên theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả thu được 110 bảng trả lời

hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu.

Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo bằng kết quả kiểm định sơ bộ Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo đó:

Điều kiện để thang đo đạt độ tin cậy là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (>=0.6) (Nguyễn Đình Thọ, 2011) và các biến quan sát có hệ số tương quan so với biến tổng phải lớn hơn 0.3 (>0.3), trường hợp <0.3 sẽ bị loại (Nunnally, 1978). Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (>=0.6) là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Điều kiện để thang đo đạt giá trị trong phân tích nhân tố khám phá EFA: kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett <= 0.5; kiểm định KMO > 0.5 để kiểm định độ tương quan. Các nhân tố trích được của thang đo đơn hướng phải là 1, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến quan sát phải >= 0.5, chỉ số điểm dừng Eigenvalue phải lớn hơn hoặc bằng >=1, tổng phương sai trích phải đạt lớn hơn hoặc bằng >= 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.2.1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha như sau:  Mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên (LMX)

Thang đo mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên được đo lường bởi 7 biến quan sát, ký hiệu mã hóa từ LMX1 đến LMX7. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên là 0.838 (>0.6).Tuy nhiên hệ số tương quan của biến LMX5 là 0.272 < 0.3, không đạt chuẩn yêu cầu (xem thêm Phụ lục 6.1)

Tiến hành kiểm định sơ bộ Cronbach’s Alpha lần 2 cho thang đo mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên cho kết quả: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.854 (>0.6) và các hệ số tương quan so với biến tổng đều >0.3. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0.571 của LMX1. Do đó, 6 biến quan sát còn lại sau khi loại LMX5 sẽ được sử dụng để đo lường khái niệm mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên Cronbach’s Alpha = 0.854

LMX1 19.19 13.180 0.571 0.842 LMX2 19.07 12.742 0.644 0.830 LMX3 19.57 12.191 0.658 0.827 LMX4 19.58 11.629 0.757 0.807 LMX6 19.27 12.759 0.621 0.834 LMX7 19.52 12.831 0.594 0.839

 Hành vi lên tiếng của nhân viên (EV)

Thang đo hành vi lên tiếng của nhân viên được đo lường bởi 5 biến quan sát, ký hiệu mã hóa từ EV1 đến EV5. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo hành vi lên tiếng là 0.865 (0.6) và các hệ số tương quan so với biến tổng đều >0.3. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0.594 của EV4. Do đó, 5 biến quan sát này sẽ được sử dụng để đo lường khái niệm hành vi lên tiếng của nhân viên trong phân tích EFA.

Bảng 3.7. Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo hành vi lên tiếng của nhân viên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Hành vi lên tiếng của nhân viên Cronbach’s Alpha = 0.865

EV1 15.44 8.510 0.717 0.829

EV2 15.39 8.464 0.694 0.836

EV3 15.23 9.600 0.784 0.822

EV4 15.06 9.679 0.594 0.858

EV5 15.07 8.910 0.686 0.836

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu

Trao quyền tâm lý (PE)

Thang đo trao quyền tâm lý được đo lường bởi 8 biến quan sát, ký hiệu mã hóa lần lượt là PE1 đến PE8. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo trao quyền tâm lý 0.877 (>0.6) và các hệ số tương quan so với biến tổng đều >0.3. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0.534 của PE7.

Do đó, 8 biến quan sát này sẽ được sử dụng để đo lường khái niệm trao quyền tâm lý trong phân tích EFA.

Bảng 3.8. Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo trao quyền tâm lý

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Trao quyền tâm lý Cronbach’s Alpha = 0.877

PE1 26.84 20.526 0.755 0.849 PE2 26.88 21.845 0.608 0.864 PE3 26.92 21.591 0.674 0.858 PE4 26.83 21.374 0.675 0.858 PE5 27.40 21.513 0.604 0.865 PE6 27.35 21.240 0.654 0.859 PE7 27.35 21.707 0.534 0.873 PE8 27.17 21.224 0.611 0.864

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu

Sự gắn kết của nhân viên (EE)

Bảng 3.9. Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo sự gắn kết của nhân viên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Sự gắn kết của nhân viên Cronbach’s Alpha = 0.893

EE1 19.39 12.614 0.642 0.886 EE2 19.32 12.632 0.694 0.878 EE3 19.33 12.000 0.763 0.867 EE4 19.33 12.561 0.742 0.871 EE5 19.46 11.784 0.756 0.868 EE6 19.50 12.832 0.696 0.878

Thang đo sự gắn kết của nhân viên đo lường bởi 6 biến quan sát được ký hiệu mã hóa từ EE1 đến EE6. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sự gắn kết của nhân viên là 0.893 (>0.6) và các hệ số tương quan so với biến tổng đều >0.3. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0.642 của EE1. Do đó, 6 biến quan sát này sẽ được sử dụng để đo lường khái niệm trao quyền tâm lý trong phân tích EFA.

3.3.2.2 Đánh giá thang đo sơ bộ bằng EFA

Đánh giá các điều kiện thỏa để phân tích EFA

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett được thể hiện ở bảng 3.10:

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết GVHD: TS NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)