Tổng quan về doanh nghiệp FDI ngành bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết GVHD: TS NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN (Trang 66 - 68)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về doanh nghiệp FDI ngành bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh

Tổng quan ngành bán lẻ: bán lẻ là thành phần quan trọng trong nền kinh tế

bởi 75% GDP Việt Nam xuất phát từ tiêu dùng cuối cùng. Mười năm sau khi gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đạt 3,9 triệu tỷ đồng trong năm 2017, với CAGR 2007-2017 là 18%. Hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng khi thu hút ngày càng nhiều các nhà bán lẻ nước ngồi. Chính sách mở cửa để thu hút và đón nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của nhà nước đã làm thay đổi rất nhanh thị trưởng bán lẻ, qua đó tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước gia tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh kênh bán lẻ truyền thống, xu hướng bán lẻ hiện đại và thương mại điện tử ngày càng phát triển và chứng tỏ được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Doanh thu thương mại điện tử B2C năm 2016 được ghi nhận ở mức 5 tỷ USD, chiếm ~3% doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ cả nước. Dưới áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã tận dụng kênh thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu và nâng cấp, phát triển hệ thống bán lẻ truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tổng quan doanh nghiệp FDI ngành bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh:

thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh nghiệp FDI hiện chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua Trung tâm thương mại, siêu thị và 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, khối FDI còn chiếm 15% thị phần của phương thức bán hàng qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần bán lẻ không thông qua cửa hàng

(bán hàng trực tuyến qua Internet, truyền hình, điện thoại…). Những “ơng lớn” bán lẻ đang có mặt trên thị trường bán lẻ Việt Nam như: Central Group, Lotte, Aeon, Berli Jucker (BJC), Emart… không ngừng mở rộng mạng lưới khiến câu chuyện cạnh tranh ngày càng sơi động.

Năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước trong việc thu hút FDI. TP.HCM cũng chấp thuận cho 2.276 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với tổng số vốn đăng ký 3,68 tỷ USD, trong đó lĩnh vực bán bn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (9,4%) với 220,49 triệu USD.

Đặc điểm nguồn nhân lực hoạt động trong các doanh nghiệp FDI ngành bán lẻ: với đặc thù cơng việc địi hỏi nhân viên phải có sự sáng tạo, nhiệt tình và năng động cùng quy mơ ngày càng mở rộng, hình thức bán lẻ hiện đại đang là xu hướng, thị trường lao động ngành bán lẻ rất có sức hút, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các ứng viên đồng thời luôn biến động không ngừng, đặt ra nhiều thách thức cho việc thu hút và giữ chân người lao động đối với các doanh nghiệp. Trong đó, một trong các thách thức hàng đầu mà các doanh nghiệp bán lẻ đang đối mặt chính là bài tốn nhân sự khi tỷ lệ nhân việc nghỉ việc cao, người lao động khơng gắn bó lâu dài với tổ chức, tỷ lệ nhảy việc cao và thời gian làm việc trung bình tại một doanh nghiệp của người lao động chỉ dao động từ 2 đến 3 năm. Theo báo cáo công bố năm 2018 của Tập đoàn Navigos Group, 28% nhà tuyển dụng đưa ra kết luận rằng người lao động khơng cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức và có tới 49% nhà tuyển dụng than phiền người lao động có ý định thay đổi, dao động khi nhận được lời mời, tiếp cận từ đối thủ cạnh tranh. Đáng chú ý, lý do phổ biến nhất khiến người lao động quyết định nhảy việc là không phù hợp với phong cách người quản lý trực tiếp. Đây thực sự là thách thức trong khâu quản lý và hoạch định chiến lược nhân sự tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết GVHD: TS NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)