Hệ lụy của nợ xấu trong các tổ chức ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 25 - 28)

2.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan

2.1.3. Hệ lụy của nợ xấu trong các tổ chức ngân hàng

Thu nhập lãi được tạo ra từ các cơ sở tín dụng (khoản vay) đóng góp đáng kể vào lợi nhuận và hiệu suất của các tổ chức ngân hàng. Tuy nhiên, khi các cơ sở tín dụng này trở nên chậm trễ, nó có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến hiệu quả và hiệu suất của tổ chức ngân hàng.

Một trong những lý do là các tổ chức cho vay phải trích lập dự phịng và tính phí tổn thất tín dụng (nợ xấu) cuối cùng làm giảm mức lợi nhuận.

Một lần nữa, xóa nợ xấu có xu hướng làm suy yếu khả năng của các ngân hàng để cấp thêm tín dụng cho các khách hàng khác. Điều này là do các khoản tiền cho vay có xu hướng cạn kiệt khi trả nợ chậm trễ hoặc thất bại.

Một hệ lụy quan trọng khác của nợ xấu là sự mất niềm tin từ phía người gửi tiền và nhà đầu tư dẫn đến thách thức thanh khoản có xu hướng làm suy yếu sự tăng trưởng khi lợi nhuận được đầu tư lại vào doanh nghiệp để tăng trưởng cơ sở vốn bị giảm do dự phòng rủi ro tín dụng.

Cổ tức thanh tốn cũng bị ảnh hưởng tiêu cực như nhau bởi vì các khoản dự phòng cho nợ xấu được khấu trừ trước khi cổ tức được tuyên bố

2.1.4. Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu được coi là phần trung tâm trong hoạt động quản lý nợ xấu. Nợ xấu một khi đã phát sinh phải được chuyển ngay sang bộ phận xử lý thu hồi nợ để xử lý. Các cách để xử lý nợ xấu được áp dụng cụ thể như sau:

Trách nhiệm của cán bộ tín dụng

Khi một khoản nợ phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ tín dụng thì cán bộ tín dụng đó phải có trách nhiệm thực hiện cơng việc địi nợ cho ngân hàng. Nếu khơng thể địi được nợ thì cán bộ tín dụng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản nợ đó. Ngân hàng phải có các biện pháp chế tài đối với các cán bộ tín dụng gây ra nợ xấu như bồi thường thiệt hại, kỹ luật, khiển trách thậm chí nếu gây thiệt

hại nặng thì bị cho thơi việc hoặc chuyển sang tố tụng... Những biện pháp chế tài vừa mang tính răng đe vừa có tác dụng giáo dục cho cán bộ phải có làm việc có trách nhiệm với bản thân và với ngân hàng.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ thì ngân hàng có thể áp cơng việc thu hồi nợ đi đôi với việc cấp tín dụng vào cán bộ tín dụng cùng với quy chế thưởng phạt để tăng động lực và trách nhiệm cho cán bộ tín dụng.

Thực hiện cơ cấu lại nợ

Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Hoãn thời gian thanh toán nợ gốc hoặc giảm khối

lượng nợ gốc phải trả trong kỳ thanh tốn đó, tuy nhiên tổng nợ gốc của khoản vay sẽ khơng được giảm, khách hàng phải thanh tốn phần còn lại của nợ gốc vào các kỳ tiếp theo. Biện pháp này được áp dụng đi kèm với cam kết phải thanh toán của khách hàng.

Gia hạn nợ: Ngân hàng sẽ gia tăng thời gian của khoản vay lên ngoài thời hạn

của khoản vây. Phương pháp đơi bên cùng có lợi này được dùng để giúp ngân hàng có thể thu nợ và khách hàng giảm bớt được áp lực trả nợ và chú tâm vào việc kinh doanh. Ngồi ra cấp thêm hạn mức tín dụng cũng có thể được áp dụng đi kèm để khách hàng có thêm vốn đưa vào kinh doanh để tạo lợi nhuận. Biện pháp này có rủi ro khá cao nếu khách hàng khơng có thiện chí trả nợ hoặc tiếp tục làm ăn không hiệu quả.

Miễn giảm lãi vay: Tùy thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng mà biện

pháp này được áp dụng. Việc miễn giảm lãi phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, NHNN và quy định nội bộ ngân hàng. Với mục tiêu là thu hồi lại được nợ gốc thì ngân hàng sẽ phải hi sinh doanh thu từ lãi vay khi áp dụng biện pháp này.

Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp: Khi các doanh nghiệp đi vay phát sinh

nợ xấu thì tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất, tài chính nếu doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn có cơ hội để phục hồi thì biện pháp này sẽ được ngân hàng áp dụng.

Xử lý tài sản bảo đảm: Khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách

hàng chây ỳ khơng chịu trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ được nữa ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý tài sản đảm bảo khoản vay: Khi thực hiện một hợp đồng tín dụng, hầu hết các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không

trả được nợ. Như vậy, ngân hàng được quyền xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay khơng được thanh tốn đầy đủ: ngân hàng và chủ tài sản tự bán tài sản, bán qua trung tâm đấu giá, ngân hàng nhận chính tài sản để cấn trừ nợ….

Yêu cầu thanh toán đối với bên bảo lãnh: trong trường hợp đến hạn thanh

tốn mà khách hàng vẫn khơng trả được nợ thì ngân hàng có quyền truy địi người bảo lãnh của người cho vay trực tiếp. Việc phát mại tài sản thường rất phức tạp cần đến sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng với rất nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian.

Bán các khoản nợ: Việc chuyển giao một khoản nợ cho các công ty mua bán

nợ không chỉ giúp ngân hàng thu hồi lại vốn của mình mà cịn giúp ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC - Asset Management Company) được ngân hàng thành lập. Các khoản nợ sẽ được công ty tiếp nhận và thực hiện các biện pháp xử lý nợ. Các công ty này không chỉ giải quyết các khoản nợ của ngân hàng mà nó trực thuộc, nó cịn tiếp nhận giải quyết các khoản nợ thuộc các doanh nghiệp khác có nợ xấu, giúp cho nguồn vốn trong nền kinh tế lưu thông trôi chảy hơn. Tại Việt Nam, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được NHNN thành lập vàmỗi một NHTM đều có một cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý nợ xấu, mua lại các khoản nợ các NHTM trong hệ thống ngân hàng.

Áp dụng các biện pháp pháp lý để đòi nợ: Khi các biện pháp để thu hồi nợ

trên khơng cịn khả thi thì việc kiện khách hàng ra tịa để thu hồi nợ sẽ được ngân hàng thực hiện. Nếu ngân hàng thắng kiện thì tịa sẽ ra bản án thi hành án để buộc khách hàng phải trả nợ, cưỡng chế tài sản bảo đảm thậm chí sẽ tuyên bố phá sản nếu khách hàng là doanh nghiệp khơng cị khả năng để trả nợ, các tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên đem ra phát mại để trả nợ cho ngân hàng. Thực tế phát sinh khi thực hiện biện pháp kiện tụng thi hành án thủ tục thường nhiêu khê phức tạp, không đem lại hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn phát sinh tranh chấp với bên thứ ba hoặc khi đã có phán quyết tồn án thì khách hàng kiện ngược lại ngân hàng và buộc phải dừng thi hành án và đem ra xét xử lại từ đầu gây mất thời gian.

Chứng khốn hóa các khoản nợ: Ngân hàng sẽ tập hợp các tài sản bảo đảm có tính chọn lọc mà thị trường thứ cấp khác chưa thể giao dịch được chuyển hóa thành chứng khốn có tài sản đảm bảo và đem giao dịch trên thị trường thứ cấp. Đây là một biện pháp còn mới mẻ tại Việt Nam hiện đang được Bộ Tài Chính nghiên cứu và áp dụng, Tuy nhiên, cần hoàn thiện hành lang pháp lý, giải pháp xử lý nhanh nợ xấu và nhiều điều kiện liên quan khác để tiến tới chứng khốn hóa các khoản nợ.

Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro: Khoản tiền này được trích lập để dự

phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đúng theo nghĩa vụ cam kết. Khoản dự phịng này được tính trên dự nợ gốc và hạch tốn vào chi phí kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp khoản vay khơng có tài sản bảo đảm, khơng có khả năng thu hồi: chết, mất tích, phá sản…, phát mại tài vẫn không đủ trả nợ cho khoản vay ngân hàng sẽ phải sử dụng tới khoản dự phòng này để bù đắp phần tổn thất do nợ xấu gây ra. Hiện nay theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ trích lập dự phịng cho từng nhóm nợ lần lượt là : Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%.

Biện pháp này được quy định bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng. Tuy nhiên đối với các ngân hàng có tiềm lực tài chính nhỏ, dư nợ xấu lớn thì việc trích lập dự phịng ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước và một số kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)