Tổng quan các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 31)

2.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan

2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước

Thời gian qua đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến quản lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, các giải pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM.

Về hoạt động quản trị, quản lý nợ xấu: nghiên cứu của tác giả Hà Thị Hồng Nhung (2011) “Quản trị nợ xấu trong Ngân hàng thương mại, thực trạng và giải pháp trong Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” tác giả đã đi sâu nghiên cứu hoạt động quản trị nợ xấu tại các NHTM Việt Nam nói chung, sau đó nhìn nhận, đánh giá thực trạng cụ thể quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010 và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nợ xấu như: nâng cao chất lượng thẩm

định, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ, ban hành quy chế giao khốn, thường xun phân loại, phân tích nợ xấu, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thanh Hải (2011) “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Hải Phịng” đã phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý nợ xấu giai đoạn 2006 – 2010 của một chi nhánh có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa dạng nhiều loại hình khách hàng. Cơng trình nghiên cứu đã đề xuất 5 giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng: đảm bảo chất lượng công tácchấm điểm khách hàng, nâng cao trình độ, vai trị cán bộ quản trị rủi ro, tăng cường hệ thống thơng tin tín dụng, tăng cường kiểm tra kiểm sốt bảo đảm tính tn thủ, xây dựng quy trình xử lý nợ.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu làm rõ lý luận về NHTM, tiếp cận việc quản lý nợ xấu ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế đó là sử dụng hiệp ước Basel II như một chuẩn mực trong tiếp cận, so sánh đánh giá hoạt động quản lý nợ xấu trên phạm vi hệ thống NHTM. Tác giả đi sâu nghiên cứu cách nhận biết, đo lường, xây dựng giới hạn tỷ lệ nợ xấu áp dụng cho từng ngân hàng đến việc tiếp cận cách tính trích lập dự phịng theo tiêu chuẩn quốc tế và đã đưa ra mơ hình quản lý rủi ro tín dụng cụ thể.

Nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Phúc (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô” đã đề cập đến một phần của nội dung quản lý nợ xấu, đó là hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tại một chi nhánh Agribank có rất nhiều điểm tương đồng với Agribank chi nhánh Trung Yên: có cùng quy mơ, cùng thời gian thành lập, địa bàn hoạt động. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Tây Đô trong những năm 2009- 2011, trên cơ sở những mặt chưa tốt và kinh nghiệm từ một số NHTM tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa cơ cấu đầu tư tín dụng.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012) với đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Tác giả đã đưa ra quan niệm chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Phản ánh thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

cổ phần ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng doanh nghiệp theo mơ hình hồi quy logistic để kiểm định mơ hình và giải thiết nghiên cứu. Đây cũng chính là một trong những giải pháp mà tác giả đề xuất ứng dụng mơ hình đó trong cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng.

Một nội dung rất quan trọng khác của hoạt động quản lý nợ xấu đó là xử lý nợ xấu cũng có rất nhiều cơng trình, bài viết, nhiều tác giả quan tâm, đi sâu bàn luận, nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai”, qua đánh giá thực tiễn tình hình nợ xấu giai đoạn 2009-2011 tại Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai tác giả đãchỉ ra được các nguyên nhân gây ra nợ xấu, những bất cập , hạn chế trong các biện pháp xử lý nợ xấu từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại chi nhánh.

Bài viết: “Giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Tiến sĩ Phạm Quốc Khánh (2013) và bài viết: “Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam” của Tiến sĩ Hà Thị Sáu (2013): đã đưa ra một số giải pháp để xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc các NHTM tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào hai vấn đề: lựa chọn nhóm nợ xấu xử lý trong ngắn hạn và xử lý nợ xấu thông qua mua bán nợ.

Bài viết của PGS.TS Tô Ngọc Hưng: “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học kinh nghiệm choViệt Nam” và bài viết của Thạc sĩ Đào Thị Hồ Hương: “Bàn về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu một số nước đã xử lý thành cơng lượng lớn nợ xấu, thốt khỏi khủng hoảng như Hàn Quốc, Hungari, Trung Quốc rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu cho Việt Nam.

Một số bài viết đã có những nghiên cứu, tiếp cận quản lý nợ xấu theo hướng hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là áp dụng các nguyên tắc của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng như: bài viết của Nguyễn Đức Cường (2006) trên tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ đề cập tới việc ứng dụng những nguyên tắc của Basel trong hoạt động quản lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới. Bài viết của Nguyễn Đào Tố (2008) trên tạp chí Ngân hàng, số 5 nhấn mạnh tới sự cần thiết phải ứng

dụng những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, từ đó xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)