đến năm 2020
4.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa nghiệp vụ và tăng cường phối hợp thực hiện. phối hợp thực hiện.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Xây dựng đội ngũ quản lý nợ xấu, quản lý rủi ro chuyên nghiệp, chuyên hoạt động trong công tác cảnh báo rủi ro và xử lý nợ.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn mới.
Tăng cường phối hợp thực hiện
Công ty cần tăng cường việc phối kết hợp với các đơn vị thành viên, tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và sự ủng hộ của các ngành liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
4.1.2. Cải thiện hoạt động của công ty Thu hồi nợ Thu hồi nợ
Các khoản nợ xấu cần thường xuyên được nhân viên đôn đốc thu hồi. Biện pháp này đem lại hiệu quả cao và ít tốn kém chi phí. Để làm được điều này quan trọng là ngân hàng cần xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn trong việc thu hồi nợ xấu với tất cả các đối tượng giúp thu hồi nợ cho ngân hàng bao gồm cả các cán bộ nhân viên cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Nhằm tối đa hóa khối lượng vốn thu hồi được ngân hàng cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ thu hồi. Trường hợp đối với những khoản nợ xấu do chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra cần kiểm tra xác minh và quy trách nhiệm buộc phải bồi hồn nếu khơng thực hiện được phải xử lý nghiêm túc.
Thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ xấu cịn có khả năng thu hồi phát sinh do các nguyên nhân khách quan. Việc cơ cấu lại nợ vừa tạo cho doanh nghiệp một cơ hội để sản xuất kinh doanh tiếp tục tạo lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng. Việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu bao gồm:
+ Khoanh nợ từ 03 đến 05 năm đối với các khoản nợ vay chưa trả được nợ vay ngân hàng do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách, mơi trường kinh doanh,do ngân hàng cho vay theo chỉ định…
+ Gia hạn thời hạn thanh toán nợ từ 03 đến 05 năm đối với các khoản nợ phát sinh do làm ăn thua lỗ, không thể bán được các sản phẩm lỗi thời hoặc do dự án chưa đạt được mức độ thu hồi lợi nhuận như kỳ vọng do nền kinh tế bất ổn.
Quy trình
Để xử lý nợ xấu thì cần phải xây dựng một quy trình xử lý nợ xấu thống nhất, giúp chủ động trong việc xử lý khi nợ xấu phát sinh và có các biện pháp phù hợp đúng quy trình quy định. Từng bộ phận xử lý nợ xấu phải được phân chia rõ trách nhiệm, quyền hạn để đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả đồng bảo và khách quan qua đó việc thu hồi nợ xấu sẽ có hiệu quả cao.
Eximbank trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC hiệu quả
Định kỳ hàng quý Eximbank cần trích lập dự phịng rủi ro để tạo hành lang pháp lý cho Eximbank AMC tạo ra nguồn tài chính nhằm vào việc xử lý nợ xấu. Thực tế trong giai đoạn 2016 – 2018 tại Eximbank AMC việc xử lý nợ xấu bằng phương pháp trích lập dự phòng chưa được chú trọng. Do vậy cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả của giải pháp này bằng việc tăng cường trích lập và sử dụng hợp lý, kịp thời. Ưu tiên sử dụng dự phịng cho những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, với những khoản nợ có khả năng thu hồi thì nên sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác để xử lý. Cần đặt ra một giới hạn về thời gian xử lý nợ xấu bằng các phương pháp khác trước khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.
Nâng cao hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần thực hiện một số nội dung sau:
- Kiện toàn tổ chức hoạt động của Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thành lập bộ phận kiểm tra giám sát độc lập. Để đảm bảo quản lý rủi ro một cách khách quan, hạn chế rủi ro phát sinh, cần sự hoạt động có hiệu quả của bộ phận kiểm tra giám sát độc lập. Bộ phận này phải thường xuyên đánh giá kiểm tra nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định, chính sách của Eximbank trong lĩnh vực tín
dụng nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động tín dụng đồng thời đưa ra những kiến nghị để chỉnh sửa kịp thời.
- Củng cố bộ máy làm cơng tác kiểm sốt nội bộ, kiểm tra cả chất và lượngvề trình độ chun mơn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm đối với công việc, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị làm việc để việc kiểm tra kiểm sốt nội hoạt động có hiệu quả. Cách bố trí này sẽ giúp hỗ trợ nhau về nghiệp vụ cũng như kiểm sốt lẫn nhau trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình kiểm sốt, mỗi bộ phận có thể thực hiện kiểm sốt một cách chủ động làm việc của mình theo dõi.
- Đặc biệt cần phải kiểm tra là tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như: đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ bảo đảm tiền vay…
Ứng dụng công nghệ vào việc xử lý nợ xấu
Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh và theo kịp thời đại thì việc cần làm là nâng cao công nghệ ngân hàng. Đổi mới hệ thống công nghệ thơng tin sẽ góp phần tạo sự hiệu quả và linh hoạt trong bộ máy hoạt động của ngân hàng nhờ đó có thể kịp thời ứng biến với những thay đổi của thị trường. Việc chuyển đổi hoạt động của ngân hàng theo phương thức phục vụ giao dịch chủ yếu là một cửa q đó thơng tin khách hàng sẽ được cập nhật thường xuyên nhờ vào hệ thống cơng nghệ thơng tin nội bộ góp phần tạo những chuyển biến tích cực trong hoạt động phịng ngừa và hạn chế nợ xấu.
4.1.3. Khai thác tài sản
Dự kiến năm 2020 những tài sản bảo đảm nợ nhận bàn giao tại các chi nhánh mà có vị trí tự nhiên thuận lợi, có khả năng khai thác được, cơng ty sẽ tiến hành cải tạo, sửa chữa trình Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên cho liên doanh liên kết để đưa vào khai thác.
4.1.4. Giải pháp chính để hồn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại Eximbank AMC
Để công tác xử lý nợ được diễn ra một cách hiệu quả, công ty cần khơng ngừng hồn thiện các hoạt động nghiệp vụ xử lý nợ của mình.
- Trong thời gian tới, công ty cần mạnh dạn, chủ động áp dụng đa dạng các biện pháp xử lý để đạt được hiệu quả cao nhất cho công tác thu hồi giá trị của khoản
nợ. Cơng ty có thể đẩy mạnh việc sử dụng tài sản bảo đảm vào việc cho thuê, góp vốn liên doanh, hay chuyển thành vốn góp của cơng ty vào doanh nghiệp. Hoạt động này vừa giúp giải quyết được vấn đề nợ xấu cho ngân hàng, vừa giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động của mình theo hướng lành mạnh và phát triển, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng cũng mật thiết hơn. Đồng thời, công ty cũng cần mạnh dạn mở rộng việc mua bán nợ với cả các tổ chức tín dụng, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản khác.
Khoản nợ khơng có tài sản bảo đảm nhưng con nợ cịn hoạt động, tồn tại trong tổng số nợ tại Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam cần xử lý. Để xử lý tốt những khoản nợ nhóm này, trước tiên cơng ty cần thực hiện thật tốt công tác “tái thẩm định khách hàng”.
Việc tái thẩm định là việc xác định lại tư cách pháp nhân người vay, người bảo lãnh, tình hình tài chính, cơng nợ của khách hàng nợ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ... Trên cơ sở tái thẩm định, cần phân tích nguyên nhân các khoản nợ quá hạn và đánh giá thực trạng nợ khó địi của từng hồ sơ tín dụng như: Phân tích theo loại hình kinh tế và khả năng cho vay, phân tích theo loại hình kinh tế và khả năng thu hồi; phân tích theo ngun nhân. Trên cơ sở đó, lên phương án xử lý trên nguyên tắc 2 bên đều đạt được những thoản thuận tối đa về việc điều chỉnh lại thời hạn nợ, giãn nợ, kết hợp với chính quyền địa phương thức ép nợ, xố nợ, giảm lãi, xoá lãi, chuyển nợ thành cổ phần tại doanh nghiệp, các biện pháp cho vay tiếp để phục hồi sản xuất tạo nguồn trả nợ, sử dụng các quỹ dự phòng bù đắp...
Việc định giá tài sản cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến khả năng bán nhanh, thu hồi được giá trị khoản nợ. Để hoạt động định giá được chính xác, phản ánh đúng giá trị của tài sản, sát với mức giá của thị trường, công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác này, cố gắng khắc phục những khó khăn về phía những cơ chế, quy định bất cấp trong việc định giá. Cơng ty cũng có thể giao tài sản cho một tổ chuyên trách việc quản lý, định giá tài sản hoặc hợp tác với một tổ chức chuyên định giá để hình thành mức giá khởi điểm hợp lý cho tài sản.
Ngồi ra, cơng ty nên tổ chức, mở rộng việc tuyên truyền, quảng cáo và các hoạt động khác để không chỉ thu hút được sự chú ý,quan tâm của mọi đối tượng đối
với các tài sản đấu giá, mà còn giúp xã hội biết, hiểu nhiều hơn về công ty, tạo tâm lý quen thuộc và ủng hộ của xã hội đối với hoạt động của công ty.
Đề xuất quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với các cán bộ liên quan đến vấn đề nợ xấu. Đối với các cán bộ trực tiếp để nợ xấu phát sinh cần xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân để xảy ra nợ xấu để có các biện pháp cụ thể như: dừng cơng tác cho vay để tập trung thu hồi nợ, trưng tập vào tổ thu nợ, tạm thời giữ lại lương kinh doanh, đối với các cán bộ kiểm sốt có thể cho dừng cơng việc điều hành tập chung với cán bộ tín dụng đơn đốc thu hồi nợ, trường hợp cao nhất có thể xem xét đuổi việc và kiện ra tòa án tối cao….Hiện nay về vấn đề này Eximbank hiện vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng nên rất hay xảy ra hiện tượng cán bộ tín dụng có nợ xấu rất thờ ơ, vô trách nhiệm với các khoản nợ xấu do mình đảm nhiệm. Đồng thời phải có những chế độ khen thưởng, khuyến khích, đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức cho cán bộ.