Khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 48 - 50)

2.5. Các vấn đề chủ yếu còn tồn tại

2.5.2. Khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Hoạt động xử lý nợ xấu, mà nhiều khi thực chất là xử lý tài sản đảm bảo khoản vay của cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đối với tài sản là đất, quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, động sản

Ở nước ta, cịn rất khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản. Ngoài những lý do về sự phức tạp trong vấn đề giấy tờ, thủ tục, tranh chấp pháp lý... thì khơng thể khơng nói đến một ngun nhân quan trọng nữa là sự tự phát, thiếu ổn định của thị trường bất động sản. Trước những đợt sốt giá, rồi lại đóng băng thị trường, những giao dịch mang tính nhỏ lẻ, thị trường ngầm, hiện tượng đầu cơ... tạo khó khăn cho cơng ty trong việc xử lý bất động sản là tài sản đảm bảo khoản vay. Với tài sản bảo đảm là đất đai và những tài sản gắn liền với đất ở khu vực nông thôn, bất lợi về rất nhiều mặt như giao thơng, vị trí, giá cả..., mà cơng ty phải xử lý thì những khó khăn do thị trường bất động sản kém phát triển gây ra còn lớn hơn nhiều.

Còn đối với tài sản là động sản, việc bán qua hình thức đấu giá cơng khai hoặc qua trung tâm dịch vụ đấu giá nhà nước cũng khơng dễ dàng gì. Bán đấu giá tài sản vẫn chưa phải là một hoạt động quen thuộc và thường xuyên trong nền kinh tế. Khi đưa tài sản ra thị trường bán đấu giá, nhất là tài sản cầm cố, thế chấp cho những khoản nợ xấu, ta còn lúng túng trong việc định giá, các đối tượng tham gia đấu giá ít, tính cạnh tranh của giá khơng cao...

Khách hàng cố tình cản trở, lừa đảo, chây ỳ trả nợ

Khách hàng vay hoặc người bảo lãnh cố tình cản trở việc phát mại tài sản, mặc dù đã có sự thoả thuận giữa khách hàng vay hoặc người bảo lãnh với ngân hàng về phương thức xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng. Do vậy, nếu ngân hàng và công ty muốn phát mại nhà đất để thu hồi vốn thì buộc phải khởi kiện lên tồ dân

sự hoặc toà kinh tế và sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mới được phát mại. Đó là chưa kể đến trường hợp mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật những việc phát mại gặp rất nhiều khó khăn và cản trở do khách hàng chống đối việc thi hành án.

Một số khách hàng trốn khỏi nơi cư trú, nên ngân hàng khơng thể khởi kiện ra tồ do khơng tìm được con nợ. Một số khách hàng vi phạm pháp luật bị phạt tù trong khi các hồ sơ thế chấp nhà đất chưa đủ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh để tiến hành phát mại tài sản.

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhưng không giao tài sản thế chấp (nhà đất) mà chây ỳ, cản trở việc thu hồi nợ ...

Trong những trường hợp như vậy, mặc dù có tài sản đảm bảo trong tay mà không thể dùng các biện pháp xử lý để thu hồi nợ được.

Một số những biểu hiện thiếu hợp tác, gây khó dễ như trên đã có ảnh hưởng tiêu cực tới tiến độ, hiệu quả công tác xử lý nợ xấu của. Rõ ràng, để thuận lợi hơn trong hoạt động của công ty, đồng nghĩa với việc vấn đề nợ xấu được giải quyết tốt hơn, thì cần có sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành liên quan, của toàn xã hội.

Hồ sơ pháp lý tài sản chưa hoàn thiện cũng làm mất rất nhiều thời gian, công sức.

Trong số tài sản đảm bảo khoản vay, có khơng ít các tài sản là chưa hồn thiện về mặt pháp lý. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong một thời gian dài chúng ta đã buông lỏng việc quản lý đất đai; cơ chế quan liêu bao cấp trước đây cũng để lại nhiều bất cập, thiếu sót mà ngày nay chúng ta phải giải quyết... Riêng với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, bên cạnh những nguyên nhân trên, số tài sản bảo đảm không đầy đủ về mặt pháp lý khá lớn cịn là do đặc trưng tín dụng cho vay mà các tài sản cầm cố, thế chấp có giấy tờ, thủ tục pháp lý thường khơng được đầy đủ và cũng không được coi trọng lắm. Việc hoàn thiện các giấy tờ pháp lý cần thiết cho những tài sản bảo đảm này sẽ mất nhiều thời gian, và các bộ ngành liên quan nếu khơng quan tâm giúp đỡ thì thậm chí khơng thể giải quyết được. Điều này gây nhiều cản trở, ảnh hưởng tới tiến độ xử lý nợ xấu, hạn chế hoạt động của công ty.

Ngay từ khâu xin các giấy xác nhận, chứng nhận của chính quyền địa phương đã rất khó khăn, mất thời gian. Có trường hợp cơ quan thuế địa phương yêu cầu công ty, ngân hàng phải nộp thuế sử dụng đất hàng năm thay cho con nợ (do con nợ nợ từ trước mà chưa trả) thì mới ký hồ sơ chuyển nhượng tài sản. Điều này là hết sức vơ lý vì rõ ràng ngân hàng đã khơng sử dụng đất đó nên khơng thể đóng thuế sử dụng hàng năm được. Hơn nữa, nếu là diện tích đất lớn thì khoản chi phí này sẽ rất lớn. Nhưng nếu khơng nộp thì ngân hàng, cơng ty khơng thể thực hiện các thủ tục tiếp theo để thanh lý tài sản. Đến khi làm công chứng cho giấy tờ cơng việc cũng khơng phải là thuận lợi. Có những trường hợp giấy tờ đã được cơ quan công chứng Nhà nước ở địa phương này công chứng nhưng cơ quan công chứng Nhà nước ở địa phương khác lại không công nhận mà yêu cầu ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp cùng giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý nợ xấu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 48 - 50)