Yếu tố “Thái độ”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tạ

4.8.1 Yếu tố “Thái độ”

Thái độ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hành vi của con người (Ajzen, 1991; Olsen, 2004). Thái độ không quyết định trực tiếp hành vi song nó tác động và ảnh hưởng đến ý định hành vi. Thái độ người dân đối với hành vi phân loại CTR sẽ bao gồm nhận thức, các chính sách pháp luật và những lợi ích từ chính việc tham gia chương trình phân loại chất thải.

Kết quả thống kê tại Bảng 4.21 cho thấy giá trị trung bình của yếu tố “Thái độ” là 4.12, có 5/6 phát biểu (Anh/chị nhận thấy phân loại CTR là việc làm đáng được khen thưởng, Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là đúng đắn, Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là tốt, Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là hữu ích và Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là trách nhiệm của mỗi người) lần

lượt được đánh giá ở mức cao với giá trị mức quan sát cao hơn giá trị trung bình của yếu tố “Thái độ”. Điều này chứng tỏ người dân đã hiểu được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn nên yếu tố “Thái độ” được đánh giá ở mức cao. Tuy nhiên, đối với phát biểu “Anh/chị thích thú với việc phân

loại CTR” lại đạt giá trị thấp nhất trong các biến quan sát là 3.84 và thấp hơn giá trị

trung bình của yếu tố “Thái độ”.

Bảng 4.21 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Thái độ”

TT Các phát biểu Giá trị trung bình

1 Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là tốt 4.18 2 Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là đúng đắn 4.19 3 Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là hữu ích 4.16 4 Anh/chị nhận thấy việc phân loại CTR là trách

nhiệm của mỗi người 4.14

5 Anh/chị nhận thấy phân loại CTR là việc làm đáng

được khen thưởng 4.19

6 Anh/chị thích thú với việc phân loại CTR 3.84

Trung bình về yếu tố Thái độ 4.12

Giá trị này cho thấy chưa có sự nhất quán giữa nhận thức và hành vi thực hiện của người dân; song đã phản ánh chính xác thái độ của người dân trong thực tiễn thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, chính việc khơng thích thú với yêu cầu phân loại CTR đã dẫn đến việc phân loại chất thải không đúng kỹ thuật dẫn đến tỷ lệ thực hiện phân loại đúng chất thải tại 4 phường của thành phố Biên Hòa giảm theo từng năm và đạt mức 24.9% (năm 2019). Nguyên nhân chính xuất phát từ sự bất tiện, phức tạp trong thực hiện phân loại CTR mà người dân vốn dĩ đã quen với những nếp cũ; người dân cho rằng việc phân loại chất thải là công việc của chính quyền các cấp, của đơn vị thu gom chất thải hoặc hoạt động phân loại chất thải chỉ thực hiện tại các bãi tập kết, xử lý chất thải chứ không phải công việc thường nhật của mỗi cá nhân/hộ gia đình; bên cạnh đó, cơng tác xử phạt đối với hành vi không thực hiện phân loại chất thải chưa được thực hiện quyết liệt, mang tính răn đe. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn của các đơn vị chủ quản trong việc hạn chế sự bất tiện nhằm nâng cao thái độ của người dân trong yêu cầu thực hiện phân loại CTR sinh hoạt. Kết quả khảo sát thang đo “Thái độ” được ghi nhận tại Bảng 4.22 (Phụ lục A).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)