Yếu tố “Kiến thức”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tạ

4.8.3 Yếu tố “Kiến thức”

Kiến thức hay sự hiểu biết sẽ có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải của người dân. Kết quả khảo sát tại Bảng 4.25 cho thấy giá trị trung bình của yếu tố “Kiến thức” là 3.99.

Bảng 4.25 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Kiến thức”

TT Các phát biểu Giá trị

trung bình

1 Việc phân loại chất thải rắn sẽ góp phần bảo vệ mơi trường 4.09 2 Việc phân loại chất thải rắn góp phần giảm thiểu việc sử dụng

các nguồn tài nguyên thiên nhiên 3.95

3 Anh/chị hiểu biết việc phân loại CTR sinh hoạt tại nhà 3.97 4 Anh/chị hiểu biết về các chính sách, quy định của pháp luật

trong việc thực hiện phân loại CTR 3.96

Trung bình về yếu tố Kiến thức 3.99

Nguồn: Tác giả phân tích

Đối với phát biểu “Việc phân loại CTR sẽ góp phần bảo vệ mơi trường” đạt giá trị trung bình ở mức cao và cao hơn so với giá trị trung bình chung của yếu tố “Kiến thức” cho thấy người dân đã hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn; tuy nhiên, đối với 3 phát biểu còn lại (Việc

phân loại CTR góp phần giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Anh/chị hiểu biết việc phân loại CTR sinh hoạt tại nhà” và “Anh/chị hiểu biết về

các chính sách, quy định của pháp luật trong việc thực hiện phân loại CTR) đạt mức trung bình thấp hơn so với giá trị trung bình chung của yếu tố “Kiến thức”.

Điều này cho thấy với một bộ phận người dân chưa nắm rõ kiến thức về phân loại chất thải trong cộng đồng nhưng không được kịp thời hướng dẫn thực hiện sẽ dễ dẫn đến việc cộng hưởng trong kết quả thực hiện giữa 02 nhóm đối tượng trong yêu cầu thực hiện phân loại chất thải. Vì vậy, cần tổ chức tuyên truyền thường xuyên trong yêu cầu thực hiện để kiến thức người dân không ngừng được nâng cao, tạo sự đồng bộ, chắc chắn giữa hiểu biết và hành động thực hiện. Đây cũng là yêu cầu chung nhằm tạo sự bền vững, lan tỏa trong công tác bảo vệ môi trường khi người dân nắm vững yêu cầu và các quy định pháp luật thực hiện. Kết quả khảo sát thang đo “Kiến thức” được ghi nhận tại Bảng 4.26 (Phụ lục A).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)