CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.8 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tạ
4.8.5 Yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi”
Kết quả khảo sát tại Bảng 4.29 cho thấy giá trị trung bình của yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” hay Sự bất tiện là 3.26. Có 3/6 phát biểu (Việc phân loại CTR tại nhà tốn kinh phí để trang bị các thiết bị cần thiết, CTR được phân loại tại nhà nhưng không được phân lập khi thu gom sẽ dẫn đến những hạn chế khi thực hiện phân loại, Việc phân loại CTR tại nhà tốn nhiều thời gian) lần lượt được đánh
giá ở mức cao hơn giá trị trung bình của yếu tố “Nhận thức kiểm sốt hành vi”, điều này chứng tỏ “Nhận thức kiểm soát hành vi” đã ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi thực hiện phân loại CTR sinh hoạt của người dân.
Trao đổi trong quá trình khảo sát, đa phần ý kiến người dân cho rằng việc phân loại CTR tại nguồn sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, thùng rác phân loại chiếm
diện tích bố trí, chưa có sự duy trì, đồng bộ trong việc trang bị các thiết bị hỗ trợ cho cả quá trình phân loại chất thải (như thùng và túi chứa rác để thực hiện phân loại chất thải tại hộ gia đình; trang bị thùng rác tại các khu vực công cộng, các điểm vui chơi; đồng bộ trong phương tiện thu gom, vận chuyển cho đến công nghệ xử lý rác thải,…) nhằm đảm bảo yêu cầu gắn kết chặt chẽ cho cả 3 quá trình phân loại - thu gom - xử lý chất thải.
Bảng 4.29 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Nhận thức kiểm sốt hành vi”
TT Các phát biểu Giá trị
trung bình
1 Anh/chị khơng có thời gian để phân loại CTR 3.24 2 Việc phân loại CTR tại nhà là khó khăn, phức tạp 3.22 3 Việc phân loại CTR tại nhà tốn nhiều thời gian 3.27 4 Việc phân loại CTR tại nhà tốn kinh phí để trang bị các
thiết bị cần thiết 3.30
5 Việc phân loại CTR rắn tại nhà dễ sai, không đúng kỹ thuật 3.21 6
CTR được phân loại tại nhà nhưng không được phân lập khi thu gom sẽ dẫn đến những hạn chế khi thực hiện phân loại
3.29
Trung bình về yếu tố Nhận thức kiểm sốt hành vi 3.26
Nguồn: Tác giả phân tích
Bên cạnh đó, việc thu gom nhưng không thu gom hết, số lần thu gom ít nên chưa thu hết lượng rác thải phát sinh; các thiết bị thông báo thu gom chất thải phân loại,… quá nhỏ nên chưa thu hút sự chú ý của người dân; đơn vị thu gom sử dụng các phương tiện nhỏ không đủ tải trọng để thu gom hết lượng rác thải phát sinh; các điểm tiếp nhận/sang tiếp rác thải không phù hợp; người dân đã thực hiện phân loại nhưng đơn vị thu gom lại không tách chất thải thu gom; thời điểm thu gom rác thải trong ngày/trong tuần không phù hợp và thuận lợi để người dân giao rác thải sau khi đã thực hiện phân loại; trong cùng khu vực song có địa bàn thì thực hiện phân loại, địa bàn thì khơng phân loại, điều này dễ gây sự bắt chước, làm theo; tiêu chí, loại chất thải phân loại chưa có sự đồng bộ giữa các địa phương; việc thu gom chưa được đơn vị thu gom ghi chép số liệu, công bố công khai minh bạch số lượng để người dân được biết; công tác kiểm tra, giám sát hướng dẫn các chủ nguồn thải thực
hiện phân loại chưa được thực hiện thường xun,… đây chính là những bất tiện và có tác động trực tiếp đến tỷ lệ tham gia, thực hiện phân loại chất thải của người dân.
Điều này được giải thích là do kinh phí thành phố chưa đảm bảo trong duy trì và trang bị các thiết bị hỗ trợ, công nghệ xử lý chất thải hiện UBND tỉnh đang trong giai đoạn triển khai đầu tư Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu; công tác thông tin, hướng dẫn chuyên môn đôi lúc chưa chặt chẽ; số lượng, loại chất thải quy định phân loại, màu thùng thiết bị lưu chứa chưa có quy định chung và cịn mang tính khuyến khích áp dụng thực hiện; quá trình triển khai thí điểm và tiến đến áp dụng thực hiện phân loại chất thải đại trà trên địa bàn thành phố song vẫn áp dụng thực hiện cơ chế khuyến khích người dân tự nguyện đăng ký tham gia chương trình phân loại rác thải tại nguồn dẫn đến tính đồng bộ trong thực hiện phân loại chất thải chưa cao, tâm lý người dân còn chủ quan và chưa đồng thuận cao trong thực hiện phân loại chất thải. Mặt khác, tồn thành phố Biên Hịa có 12 điểm sang tiếp rác; địa bàn các phường triển khai chương trình phân loại chất thải là các khu dân cư hình thành từ rất sớm với hệ thống hẻm nhỏ, cụt và nằm len lỏi trong khu dân cư nên các xe chuyên dụng thu gom rác không thể vào sâu bên trong mà phải sử dụng các xe ba gác để thu gom, vận chuyển rác thải; khối lượng rác vơ cơ người dân phân loại ít (bình qn khoảng 700 kg/tháng) và khơng có khả năng tái chế hoặc khơng có giá trị kinh tế cao (như hộp xốp, nylon dính thực phẩm, vỏ hộp sữa tươi, thủy tinh, nệm mút,...), q trình thu gom rác thải Cơng ty Cổ phần Môi trường Sonadezi đã hợp đồng với các cộng tác viên thu gom nên phương tiện thu gom rác vô cơ sau phân loại không đảm bảo u cầu về kỹ thuật (khơng bố trí xe 02 ngăn hoặc thêm 01 chuyến xe để thu gom rác vô cơ do tốn nhân công, nhiên liệu và phương tiện để đi thu gom mà bố trí 01 bao polypropylen loại 50 kg để thu gom rác vơ cơ), hầu hết bố trí xe có dung tích 6m3 để thu gom rác hữu cơ phát sinh theo lịch cố định để tập trung về các điểm sang tiếp, rác thải thu gom một phần chuyển về Công ty Cổ phần Mơi trường Đồng Xanh để tái chế làm phân bón hữu cơ, phần còn lại được chuyển về Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) để thực hiện chôn lấp. Tất cả những điều này đã dẫn đến những bất cập trong công tác thu
gom rác thải, lượng rác thải phát sinh nhưng không được thu gom kịp thời, dẫn đến các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tỷ lệ người dân tham gia, phân loại chất thải thấp. Kết quả khảo sát thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi” được trình bày tại Bảng 4.30 (Phụ lục A).