Nguồn: Tác giả đề xuất”
H1 (+) H2 (+) H3 (+) H4 (+) H5 (+) H6 (+) Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Kiến thức Các quy định của pháp luật Hoạt động truyền thông Hành vi phân loại CTR Thái độ
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu
- Thái độ: Thái độ được định nghĩa như một xu hướng tâm lý và được bộc lộ
thông qua việc đánh giá đối với từng thực thể cụ thể với mức độ cảm nhận về lợi ích của công việc thông qua biểu hiện thích hoặc khơng thích (Eagly và Chaiken, 1993). Thái độ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hành vi của con người (Ajzen, 1991 và Olsen, 2004). Theo TPB, thái độ tác động nhưng khơng quyết định hành vi trực tiếp, do đó đối với một hành vi cụ thể thái độ sẽ là tiền đề cho ý định hành vi và cho mỗi hành vi cụ thể. Nghiên cứu cho thấy khi tự tin và có nhiều nguồn lực hơn thì thái độ sẽ tăng lên (Ajzen, 1985 và Lee & Kozar, 2005). Trong hoạt động phân loại CTR sinh hoạt thì thái độ của người dân trong yêu cầu thực hiện sẽ là những đánh giá liên quan đến lợi ích hữu dụng hay sự thích thú từ người dân khi tham gia chương trình (Barr và Gilg, 2003). Nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2003), Mahmud và Osman (2010), Philippsen (2015), Ayob và cộng sự (2017) cho thấy tác động của thái độ đối với hành vi phân loại chất thải. Vì vậy, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
H1: Thái độ sẽ tác động cùng chiều (+) đến hành vi phân loại CTR của người dân.
- Chuẩn chủ quan: Yếu tố này thể hiện niềm tin đối với hành động và với
những người có ý nghĩa. Người có ý nghĩa là người mà sở thích của họ đối với các hành vi trong lĩnh vực này là quan trọng đối với người khác (Eagly và Chaiken, 1993). Chính thái độ ủng hộ mạnh mẽ từ những người ảnh hưởng sẽ có tác động tích cực đến việc ủng hộ tham gia. Sự tồn tại các mối quan hệ tích cực từ gia đình, bạn bè, người thân,… được xem là chuẩn mực chủ quan đối với hành vi phân loại chất thải (Oskamp và cộng sự, 1991). Chuẩn chủ quan chính là động lực quan trọng thúc đẩy hành vi phân loại chất thải, đảm bảo sự tham gia và cam kết của cộng đồng trong thực hiện (Barr, 2007). Vì vậy, đối với giả thuyết H2 sẽ được phát biểu như sau:
H2: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều (+) đến hành vi phân loại CTR của người dân.
- Nhận thức kiểm soát hành vi: Yếu tố này được đề cập như một sự bất tiện khi
tham gia và có tác động đến hành vi phân loại chất thải (Domina và Koch, 2002; Kelly và cộng sự, 2006). Nhận thức kiểm soát hành vi được đề cập với nhiều yếu tố bất tiện khi tham gia như: Thời gian thực hiện; chi phí chi trả; sự phức tạp trong quy trình phân loại, thu gom chất thải; thiếu các dụng cụ cần thiết để phân loại chất thải; các điểm thu gom nằm xa khu vực dân cư; quá trình thu gom chất thải không đảm bảo việc phân lập chất thải đã phân loại,… (Kelly và cộng sự, 2006). Hành vi phân loại chất thải sẽ giảm sút nếu chi phí thu gom, xử lý chất thải tăng lên, người dân có thể từ chối tham gia chương trình phân loại chất thải trong trường hợp phải trả thêm chi phí hoặc chi phí thu gom, xử lý chất thải quá cao (Wang và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Saphores và cộng sự (2012) thì khơng chứng minh được các vấn đề nêu trên, tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dân sẽ có thái độ tích cực nếu quy trình, số lượng chất thải cần phân loại đơn giản (Derksen và Gartrell, 1993; Domina và Koch, 2002; Kelly và cộng sự, 2006). Do đó, sự thuận tiện trong yêu cầu thực hiện sẽ có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với hành vi phân loại chất thải (Wang và cộng sự, 2011). Vì vậy, đối với giả thuyết H3 sẽ được phát biểu như sau:
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi sẽ tác động ngược chiều (-) đến hành vi phân loại CTR của người dân.
- Kiến thức: Nghiên cứu của De Young (1989), Hornik và cộng sự (1995) và
Hurin và Zelezny (1998) xác định kiến thức chính là những hiểu biết trong q trình thực hiện phân loại chất thải. Trong đó, quy trình phân loại chất thải được xem là nhân tố quan trọng để giải thích cho lựa chọn tham gia hay khơng tham gia chương trình. Kiến thức chính là nguồn lực bên trong được đánh giá thơng qua quy trình và thực tiễn của hoạt động phân loại chất thải. Phân loại triệt để chất thải tại nguồn sẽ mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được vấn đề này, bên cạnh đó do thói quen nên người dân chủ quan và dễ thực hiện theo lối mòn khi tham gia chương trình phân loại chất thải. Nguyên nhân lớn nhất được đề cập khi tham gia chương trình là những quan ngại về thời
gian, quy trình, cách thức phân loại, chi phí thực hiện,… Chính mối quan hệ biện chứng giữa kiến thức, yêu cầu, hiệu quả, tỷ lệ thực hiện và khối lượng chất thải được phân loại (Oskamp, 1998) nên giả thuyết H4 sẽ được phát biểu:
H4: Kiến thức tác động cùng chiều (+) đến hành vi phân loại CTR của người dân.
- Các quy định của pháp luật: Các quy định, chế tài của pháp luật đối với hoạt động phân loại chất thải sẽ là khung pháp lý quan trọng có tác động tích cực đến hành vi phân loại, phân loại triệt để chất thải tại nguồn trong cộng đồng (Yu và cộng sự, 2014). Việc ban hành đầy đủ, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả khung pháp lý sẽ tạo sự đồng thuận, giúp nâng cao yêu cầu và hành vi thực hiện. Tuy nhiên, để các quy định pháp luật đến được với người dân nhằm vận dụng thực hiện cần phải gắn với quá trình truyền thơng hiệu quả, kịp thời, đầy đủ và đúng đối tượng. Vì vậy, đối với giả thuyết H5 sẽ được phát biểu như sau:
H5: Các quy định của pháp luật tác động cùng chiều (+) đến hành vi phân loại CTR của người dân.
- Hoạt động truyền thơng: Truyền thơng chính là q trình chuyển tải các
thông tin, chủ trương, yêu cầu thực hiện đến với đối tượng thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chính vì thế, hoạt động truyền thơng càng hiệu quả, tích cực, kịp thời sẽ giúp thông tin, yêu cầu thực hiện và hành vi thực hiện phân loại CTR sinh hoạt của người dân sẽ đầy đủ, hiệu quả, đáp ứng cho các chỉ tiêu, yêu cầu thực hiện. Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016) cho thấy cùng với các văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật để thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn có tác động cùng chiều với hành vi phân loại chất thải. Vì vậy, đối với giả thuyết H6 sẽ được phát biểu như sau:
H6: Hoạt động truyền thông tác động cùng chiều (+) đến hành vi phân loại CTR của người dân.
Có thể khẳng định, tất cả các giả thuyết trên đều phù hợp với thực trạng và yêu cầu của thành phố Biên Hòa cũng như của các địa phương trên địa bàn tỉnh khi triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn. Các yếu tố đề xuất nghiên
cứu trong tỷ lệ nhất định sẽ có tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải. Đồng thời, qua thực tiễn triển khai chương trình cho thấy nếu địa phương quan tâm thực hiện đồng bộ, xuyên suốt 6 giả thuyết trên sẽ giúp hình thành thói quen, tạo hiệu ứng tích cực, liên tục trong hành vi của người dân để thực hiện phân loại tiến đến phân loại triệt để chất thải; đóng góp hiệu quả cho mục tiêu giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững cho địa phương.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày khái quát các khái niệm về chất thải, phân loại chất thải và các lý thuyết cơ bản được vận dụng để giải thích, chứng minh cho các luận điểm nghiên cứu. Dựa trên Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991), đồng thời qua kết quả nghiên cứu của Philippsen (2015), Wang và cộng sự (2016), Ayob và cộng sự (2017) làm nền tảng cho việc nghiên cứu trong yêu cầu xem xét có chọn lọc, bổ sung các yếu tố phù hợp với thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu đối với các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải của người dân gồm 6 yếu tố: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Kiến thức, Các quy định của pháp luật và Hoạt động truyền thông.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu về quy trình và phương pháp vận dụng nghiên cứu đề tài, sau đó tác giả sẽ giới thiệu về cách xác định các mẫu nghiên cứu, phương pháp thiết kế, định dạng mẫu phiếu khảo sát nhằm phục vụ hiệu quả cho yêu cầu thu thập, phân tích chính xác các thơng tin, dữ liệu liên quan, đáp ứng tốt nhất cho các nội dung nghiên cứu.
3.1 Quy trình nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu đề tài được thực hiện thứ tự theo
các bước tại Hình 3.1 Nghiên cứu định tính Hệ thống cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu
Xây dựng thang đo sơ bộ
Thảo luận nhóm tập trung Xác định các yếu tố tác động đến
hành vi phân loại chất thải
Thiết kế phiếu khảo sát
Trực tiếp phỏng vấn đối tượng thực hiện
Phân tích kết quả khảo sát Phân tích kết quả khảo sát Đề xuất hàm ý chính sách Xác định mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế phiếu khảo sát và phỏng vấn sơ bộ
Hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức
Thống kê, xử lý số liệu
- Kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu - Đo lường mức độ tác động của các yếu tố Nghiên cứu định lượng Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thống nhất thực hiện gồm 02 giai đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định thang đo cũng như kiểm định các giả thuyết tại mơ hình nghiên cứu đề xuất.
3.2 Nghiên cứu định tính
Bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, nghiên cứu định tính tiếp cận và trao đổi trực tiếp với các đối tượng đang thực hiện công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường để nắm bắt trong nhận thức, quan điểm cá nhân đối với các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt. Các ý kiến góp ý cho nội dung thảo luận là cơ sở quan trọng để điều chỉnh các thành phần của thang đo sao cho dễ hiểu và phù hợp với các đối tượng, địa bàn nghiên cứu; đảm bảo các khái niệm đều được đo lường cụ thể, đầy đủ, giúp làm sáng tỏ các thông tin thu thập để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu.
3.2.1 Phương thức thực hiện
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận nhóm tập trung; thành phần thảo luận, lấy ý kiến góp ý là các đối tượng phụ trách lĩnh vực quản lý, thu gom và phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn. Nghiên cứu đã tổ chức lấy ý kiến đối với 9 cá nhân gồm: 01 Phó Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần Mơi trường Sonadezi; 01 Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Chi cục Bảo vệ mơi trường phụ trách chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; 01 Thanh tra viên phụ trách lĩnh vực thanh tra môi trường thuộc Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, 01 Trưởng phòng và 01 Chuyên viên thuộc phòng Tài ngun và Mơi trường phụ trách chương trình phân loại CTR tại nguồn thành phố Biên Hòa; 04 Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND thuộc 04 phường (Hịa Bình, Thanh Bình, Trung Dũng và Quyết Thắng) thuộc thành phố Biên Hịa được áp dụng triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn.
Tại buổi thảo luận, tác giả đã trình bày khái quát kết quả triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tại 4 phường của thành phố Biên Hòa. Trong đó, triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thì chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các phịng/đơn vị chuyên môn thuộc thành phố
đã chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện chương trình. Địa bàn 4 phường triển khai thí điểm phân loại CTR sinh hoạt của thành phố nhìn chung có mật độ dân số khá cao, trình độ dân trí đồng đều, đa phần người dân định cư ổn định nhiều năm, có mức thu nhập cao, ổn định. Bên cạnh đó, người dân sẵn sàng tham gia đóng phí thu gom rác thải và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa được phịng Tài ngun và Mơi trường ký hợp đồng với Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Phước Tân và Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Nếp Sống Mới thu gom về các điểm san tiếp rác, sau đó được Cơng ty Cổ phần Dịch vụ mơi trường Sonadezi (hợp đồng với một số Công tác viên) sử dụng xe thu gom riêng từng loại hoặc xe 02 ngăn để thu gom chất thải sau phân loại để chuyển về khu xử lý Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu xử lý, một phần giao cho Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường Sonadezi xử lý thành phân vi sinh. Từ ngày 01/7/2016 thành phố chưa tổ chức nhân rộng mơ hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn cho 26 xã/phường còn lại mà vẫn tiếp tục triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tại 4 phường đã thực hiện, đồng thời tập trung triển khai mơ hình phân loại chất thải cho đối tượng là các tổ chức (cơ quan, trường học, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...) trên địa bàn thành phố nhằm từng bước xây dựng thói quen phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tiến đến triển khai cho tất cả hộ dân trên toàn địa bàn thành phố.
Qua triển khai, bước đầu tuy cũng có những chuyển biến tích cực song qua thống kê chỉ có 6.859/9.235 (tỷ lệ 74,3%) hộ dân thuộc 4 phường tham gia chương trình phân loại với 24,9% chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải theo đúng hướng dẫn (kết quả thực hiện đến năm 2019). Mặc dù đã triển khai thí điểm từ năm 2008, song số lượng các chủ nguồn thải phân loại theo đúng hướng dẫn nhìn chung còn thấp và kết quả thực hiện giảm theo năm. Trên cơ sở thực tiễn kết quả chương trình, tác giả trình bày các khái niệm liên quan đến hành vi phân loại chất thải, đồng thời ghi nhận ý kiến góp ý của các thành viên tham gia thảo luận thông qua ý kiến trả lời đối với các câu hỏi:
Theo anh/chị, liên quan đến hành vi của người dân trong quá trình thực hiện thì chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn triển khai trên địa bàn thành phố Biên Hòa còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn nào?
Theo anh/chị những yếu tố nào là quan trọng đối với người dân và có tác động đến hành vi thực hiện phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Biên Hòa?
Sau khi gợi ý các nội dung trao đổi, thảo luận; đồng thời, hệ thống hóa các ý kiến phát biểu, tác giả thống nhất chọn các thông tin cần thiết lập để thực hiện phỏng vấn, cụ thể như sau:
Quan điểm của anh/chị như thế nào khi nhận định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa là do: Người dân chưa nhận thức rõ về lợi ích của việc phân loại CTR nên chưa đồng thuận cao với chương trình; các quy định pháp luật liên quan đến yêu cầu thực hiện chưa phù hợp với thực tiễn; việc thống nhất trong nhóm chất thải phân loại (hữu cơ, vơ cơ và nhóm cịn lại) cịn nhiều bất cập; yêu cầu trong thực hiện phân loại CTR sinh hoạt còn nhiều bất tiện, phức tạp; thiếu sự đầu tư đồng bộ trong thiết bị (thùng đựng rác, túi chứa rác), phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải; hoạt động truyền thông, công tác vận