Yếu tố “Hoạt động truyền thông”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt tạ

4.8.6 Yếu tố “Hoạt động truyền thông”

Kết quả khảo sát tại Bảng 4.31 cho thấy trung bình yếu tố “Hoạt động truyền thơng” là 3.42. Kết quả cho thấy hoạt động truyền thông đã tác động đến hành vi phân loại CTR của người dân.

Bảng 4.31 Thống kê giá trị trung bình của yếu tố “Hoạt động truyền thơng”

TT Các phát biểu Giá trị

trung bình

1

Việc thường xuyên tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật về phân loại CTR sẽ gia tăng nhận thức của người dân

3.41

2

Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật về phân loại CTR tạo động lực cho anh/chị thực hiện phân loại chất thải

3.45

3 Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật

về phân loại CTR tác động tích cực đến hành vi phân loại 3.43 4

Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật về phân loại CTR cần được phối hợp đồng bộ của nhiều tổ chức, đoàn thể

3.42

Trung bình về yếu tố Hoạt động truyền thơng 3.42

Nguồn: Tác giả phân tích

Chính việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật về phân loại CTR sẽ tạo động lực và tác động tích cực đến hành vi phân loại chất thải. Thực tiễn trong thời gian qua, triển khai Kế hoạch số 5491/KH-UBND và Kế hoạch số 6515/KH-UBND, thành phố Biên Hòa đã chỉ đạo phịng Tài ngun và Mơi trường phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị liên quan để tổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông về phân loại chất thải như: Lồng ghép tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn thông qua các buổi họp tổ nhân dân; phối hợp Đài Truyền thanh Biên Hòa tổ chức phát thanh chương trình “Phân loại, thu

gom và quản lý CTR sinh hoạt tại nguồn” trên địa bàn thành phố trong các ngày thứ 2, 4, 6 hàng tuần; tổ chức các hội nghị tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn cho Ban Quản lý các chợ hạng 1, hạng 2, các cơ sở kinh doanh ăn uống, chế biến suất ăn công nghiệp trên địa bàn thành phố; xây dựng và phát 26.500 tờ rơi, lắp đặt 55 pano hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải tại nguồn; trang bị 149 thùng loại 240 lít, 266 thùng loại 120 lít và 1.080 thùng loại 60 lít cho 55 trường tiểu học trên địa bàn thành phố; triển khai lắp đặt 30 pano tuyên truyền về bảo vệ môi trường và phân loại chất thải trên địa bàn thành phố,… nhằm tạo thói quen cho người dân trong thực hiện việc phân loại chất thải. Sự đa dạng trong các hoạt động truyền thông thực hiện cần gắn bó mật thiết với sự duy trì, phối hợp triển khai đồng bộ giữa các đồn thể tại địa phương để tạo sự nhất quán trong tất cả đối tượng tham gia.

Đối với phát biểu “Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật

về phân loại CTR tác động tích cực đến hành vi phân loại” là 3.41 thấp hơn giá trị

trung bình của yếu tố “Hoạt động truyền thông”. Nhận định này cho thấy giữa suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân trong thực hiện phân loại chất thải có một khoảng cách nhất định. Người dân tuy chủ động đăng ký tham gia chương trình song khi thực hiện đều mong muốn giảm trừ sự bất tiện từ q trình thực hiện. Điều này địi hỏi phải có sự đồng bộ giữa cơng tác truyền thông với việc trang bị, đồng bộ về cơ sở hạ tầng nhằm vận hành tốt yêu cầu phân loại chất thải.

Đối với phát biểu “Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật

về phân loại CTR cần được phối hợp đồng bộ của nhiều tổ chức, đoàn thể” đã được

đánh giá qua thực tế hoạt động truyền thông về phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hịa trong thời gian qua; tuy có sự quan tâm đầu tư, triển khai đa dạng trong đối tượng và địa bàn hoạt động song tính đồng bộ, đổi mới trong công tác truyền thông về phân loại chất thải cũng còn những mặt hạn chế nhất định và chưa tập trung đồng bộ giữa việc truyền thơng theo hình thức truyền thống (bằng băng rôn, banner) kết hợp truyền thông qua các phương tiện hiện đại (pano, Đài Truyền thanh, website,…) với việc xây dựng các video clip hướng dẫn cách thức phân loại; gắn kết quả thực hiện phân loại chất thải với các hoạt động phong trào tại

địa phương, xét khu phố văn hóa, xét sơ tổng kết giai đoạn thực hiện,… nên tỷ lệ phân loại chất thải trên địa bàn thành phố còn thấp so với yêu cầu. Người dân tuy đồng tình với yêu cầu tuyên truyền sẽ làm tăng nhận thức về phân loại CTR nhưng thực tế đó chưa phải là động lực cần thiết để người dân chủ động thực hiện chương trình phân loại chất thải. Qua trao đổi thực tế, người dân cho rằng điều quan tâm nhất khi thực hiện phân loại CTR chính là cách thức chính quyền địa phương tổ chức thực hiện chương trình. Kết quả khảo sát thang đo “Hoạt động truyền thông” được trình bày tại Bảng 4.32 (Phụ lục A).

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã khái quát kết quả công tác quản lý CTR sinh hoạt và tiến độ triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn nghiên cứu; kết quả đề tài nghiên cứu thông qua kết quả khảo sát 220 hộ dân thuộc đối tượng nghiên cứu. Qua phân tích cho thấy 6/6 yếu tố đề xuất nghiên cứu đều có tác động đến hành vi phân loại CTR của người dân; trong đó, lần lượt 5 yếu tố “Thái độ”, “Các quy định của pháp luật”, “Kiến thức”, “Chuẩn chủ quan” và “Hoạt động truyền thông” tác động cùng chiều theo thứ tự giảm dần và 01 yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” tác động ngược chiều đến hành vi phân loại CTR sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tham gia chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của thành phố Biên Hòa nhằm phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)