Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Công tác quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam và tỉnh Đồng Nai

4.1.2 Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tồn tỉnh hiện có 32 khu cơng nghiệp được thành lập và đã có dự án đi vào hoạt động thu hút hơn 43 quốc gia đầu tư khoảng 1.587 dự án. Với tổng dân số khoảng 3,1 triệu người, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.880 tấn/ngày với thành phần phức tạp và hầu hết chưa được phân loại; tỷ lệ thu gom, xử lý khoảng 1.861 tấn/ngày (đạt 99%), trong đó khối lượng chất thải sinh hoạt xử lý tại 07 khu xử lý khoảng 1.470 tấn/ngày. CTR sinh hoạt sau khi tái chế làm compost, phân loại thu

hồi phế liệu, đốt tiêu hủy tại các khu xử lý theo quy hoạch, tỷ lệ chất trơ chôn lấp đạt dưới 30%.

Cùng với một số địa phương (Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương,…) trong cả nước, từ năm 2008 Đồng Nai đã triển khai thí điểm chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tại 4 phường nội ô của thành phố Biên Hòa làm cơ sở để triển khai nhân rộng trên toàn địa bàn tỉnh. Triển khai "Đề án tổng thể phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020", Đồng Nai đã đề xuất cụ thể yêu cầu thực hiện cho 02 giai đoạn (giai đoạn 1: 2016-2018 và giai đoạn 2: 2019-2020) tiếp theo để triển khai thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên tồn địa bàn tỉnh, trong đó tập trung mở rộng thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại các khu vực đô thị, các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, mở rộng đối tượng thực hiện chương trình phân loại chất thải cho khu vực cơ quan hành chính, bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ. Đồng thời, xác định cụ thể 3 nhóm chất thải chính (nhóm hữu cơ, nhóm có khả năng tái sử dụng - tái chế và nhóm cịn lại) phát sinh tại các hộ dân, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, khu vực cơ quan hành chính; xây dựng mơ hình phân loại/thu gom - vận chuyển - tái chế/xử lý chất thải CTR sinh hoạt cho 02 khu vực thuộc các huyện/thành phố và mơ hình tại các điểm dân cư nơng thơn.

Kết quả, đến cuối năm 2019 trên toàn địa bàn tỉnh có 40 xã/phường/thị trấn thuộc 11 huyện/thành phố đã tổ chức thí điểm thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thu hút 29.034 hộ dân đăng ký tham gia, có 15.068 hộ dân thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn theo đúng hướng dẫn, tỷ lệ thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên toàn tỉnh đạt khoảng 52%. Ngoài ra, Tỉnh cũng đã triển khai lựa chọn 02 địa điểm (huyện Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh) để thực hiện thí điểm việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của các hộ dân, triển khai phát động chương trình “Ngày thứ Bảy vì cộng đồng”, “Tuần lễ Đồng Nai xanh” và các hoạt động truyền thông nhằm thu hút đông đảo sự tham gia

hưởng ứng dọn dẹp vệ sinh, thu gom và phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên toàn địa bàn tỉnh.

Kết quả triển khai cho thấy, công tác thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn theo “Đề án tổng thể phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn” chưa đạt các mục tiêu đề ra. Nguyên nhân, do các địa phương chưa thực sự quan tâm trong triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn; chưa xây dựng các mục tiêu cụ thể để đạt hiệu quả trong thực hiện phân loại CTR sinh hoạt (như đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom; chưa tăng cường và triển khai thường xuyên, đồng bộ hoạt động truyền thông cho các đối tượng trực tiếp thực hiện; chưa có số liệu thống kê đầy đủ liên quan đến khối lượng nhóm chất thải phân loại, trong số liệu thống kê tỷ lệ thu gom,…) nhằm đánh giá và tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn.

4.2 Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thành phố Biên Hòa

Biên Hịa là đơ thị loại I, đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Biên Hịa trực thuộc tỉnh nhưng có số dân đơng nhất cả nước (tương đương với số dân của 2 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ). Với số dân là 1,272 triệu người (trên tổng số 3,1 triệu người của cả tỉnh; cao hơn dân số của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), phân bố không đều giữa các xã/phường và hầu hết tập trung đông đúc tại các phường nội ô thành phố. Biên Hòa cũng là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất (30 xã/phường); với diện tích tự nhiên là 263.520 km2, mật độ dân số của thành phố Biên Hòa gấp 7,5 lần so với mật độ dân số trung bình của tỉnh (523,26 người/km2) và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các địa phương trong tỉnh. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn thành phố khoảng 695,1 tấn/ngày, khối lượng chất thải sinh hoạt thu gom và xử lý khoảng 686,41 tấn/ngày (đạt 99% trong tổng khối lượng chất thải phát sinh). Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn được Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi, Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Phước Tân, Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Nếp Sống Mới và 02 Công tác viên thu gom, vận chuyển và xử lý bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu và

một phần giao Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi xử lý thành phân vi sinh (khoảng 100 tấn/ngày).

4.3 Tiến độ triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, từ năm 2008 thành phố Biên Hịa đã thí điểm triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn cho 4/30 phường, xã của thành phố gồm: phường Trung Dũng, Thanh Bình, Hịa Bình và Quyết Thắng, làm cơ sở để thành phố triển khai nhân rộng trên 26 xã/phường còn lại và xem xét để triển khai nhân rộng chương trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua vận động có 6.859/9.235 (tỷ lệ 74,3%) chủ nguồn thải thuộc 4 phường tự nguyện đăng ký tham gia chương trình phân loại chất thải tại nguồn. Địa bàn 4 phường triển khai thí điểm nhìn chung có mật độ dân số khá cao, trình độ dân trí đồng đều, đa phần người dân định cư ổn định nhiều năm tại địa bàn và có mức thu nhập cao, ổn định. Bên cạnh đó, người dân sẵn sàng tham gia đóng phí thu gom rác thải và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Biên Hịa được phịng Tài ngun và Mơi trường ký hợp đồng với Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Phước Tân và Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Nếp Sống Mới thu gom về các điểm san tiếp rác, sau đó được Cơng ty Cổ phần Dịch vụ môi trường Sonadezi (hợp đồng với một số Công tác viên) sử dụng xe thu gom riêng từng loại hoặc xe 02 ngăn để thu gom chất thải sau phân loại để chuyển về khu xử lý Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu xử lý, một phần giao cho Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường Sonadezi xử lý thành phân vi sinh.

Triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, thành phố Biên Hịa đã bố trí kinh phí để cấp phát thùng chứa và trang bị túi đựng rác cho các đối tượng tham gia; tổ chức đào tạo lực lượng nòng cốt tại 4 phường được chọn thí điểm; triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thông qua các buổi họp Tổ nhân dân; xây dựng tờ rơi, lắp đặt các pano hướng dẫn phân loại rác tại nguồn; triển khai tuyên truyền trên các phương

tiện thông tin đại chúng giúp người dân hiểu rõ về ý nghĩa của chương trình, đồng thuận với chính quyền để cùng thực hiện việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn.

Hình 4.1 Bản đồ địa giới hành chính thành phố Biên Hịa

Triển khai "Đề án tổng thể phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020" được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 4519/QĐ-UBND ngày 29/12/2016, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn kinh phí và mức độ đáp ứng của các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải; thành phố Biên Hòa đã triển khai Kế hoạch số 5491/KH-UBND ngày 27/6/2016 nhằm nhân rộng mơ hình thực hiện trên tồn địa bàn thành phố Biên Hịa. Theo đó, kể từ ngày 01/7/2016 thành phố chưa tổ chức nhân rộng mơ hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn cho 26 xã/phường cịn lại mà vẫn tiếp tục triển khai chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tại 4 phường đã thực hiện, đồng thời tập trung triển khai mơ hình phân loại chất thải cho đối tượng là các tổ chức (cơ quan, trường học, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...) trên địa bàn thành phố nhằm từng bước xây dựng thói quen phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tiến đến triển khai cho tất cả hộ dân trên toàn địa bàn thành phố.

Bảng 4.2 Kết quả thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của thành phố Biên Hòa, giai đoạn 2016-2019

ĐƠN VỊ (phường)

TỔNG SỐ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Năm 2016 Năm 2017 Giai đoạn 2018- 2019 Hộ dân trên địa bàn Hộ dân tham gia Tỷ lệ (%) thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện đúng Tỷ lệ (%) thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện đúng Trung Dũng 3.315 2.386 71 70 33.8 72 28.8 Thanh Bình 1.117 780 70 80 44.5 73.3 32 Hịa Bình 1.537 1.073 73.6 72.5 20 71.8 17.8 Quyết Thắng 3.266 2.620 71 75.9 27.5 80.2 20.9 TỔNG 9.235 6.859 71.4 74.6 31.5 74.3 24.9 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mặc dù chính quyền thành phố Biên Hịa đã có nhiều biện pháp tích cực trong triển khai thí điểm, kể cả song hành vừa tiếp tục triển khai thí điểm vừa rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng chương trình phân loại chất thải tại nguồn, song kết quả chương trình đạt được trong giai đoạn 2016 - 2019 cịn thấp, khơng ổn định và có biểu hiện suy giảm trong kết quả đạt được. Theo đó, đến năm 2019 tỷ lệ người dân thành phố tham gia thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn vẫn đạt 74,3%, số người tham gia thực hiện phân loại đúng đạt 24,9% (bằng kết quả thực hiện năm 2018), trong khi kết quả này ở năm 2017 là 31,5%. Kết quả thực hiện chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn 4 phường giai đoạn 2016 - 2019 được thống kê tại Bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)