Nghiên cứu của Elmeziane và cộng sự (2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planing – ERP) nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực

2.2.2 Nghiên cứu của Elmeziane và cộng sự (2011)

Elmeziane và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Tầm quan trọng của các yếu tố thành công chủ yếu của việc triển khai hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ở Trung Quốc”. Elmeziane và cộng sự sau khi sau khi xem xét các nghiên cứu trước về các yếu tố thành công chủ yếu trong việc triển khai ERP đã lựa chọn và đề xuất 7 yếu tố tác động đến việc triển khai thành công ERP để nghiên cứu ở Trung Quốc là: (1) Nhóm triển khai dự án ERP, (2) Sự tham gia của lãnh đạo, (3) Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, (4) Quản lý dự án hiệu quả, (5) Sự tham gia của người sử dụng, (6) Giáo dục và đào tạo đầy đủ và (7) Sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng.

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Elmeziane và cộng sự (2011)

Nguồn: Elmeziane và cộng sự (2011)

Sự tham gia của lãnh đạo: Sự tham gia của lãnh đạo hàng đầu trong dự án đã được

xác định là yếu tố thành công quan trọng nhất trong các dự án triển khai hệ thống

Nhóm triển khai dự án ERP

Sự tham gia của lãnh đạo

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh

Quản lý dự án hiệu quả

Sự tham gia của người sử dụng

Giáo dục và đào tạo đầy đủ

Triển khai thành công ERP

20

ERP. Theo Zhang và cộng sự (2003), sự tham gia hỗ trợ của quản lý hàng đầu trong triển khai ERP có hai khía cạnh chính: cung cấp khả năng lãnh đạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết. Reimers (2002) nhận thấy rằng, các nhà quản lý trong các doanh nghiệp truyền thống của Trung Quốc không tin tưởng vào hệ thống về chất lượng dữ liệu và cả về sự phù hợp của các quyết định được đề xuất. Các nhà quản lý thích đưa ra các quyết định theo trực giác và kinh nghiệm của họ.

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh: Hammer và Champy (2001) đã định nghĩa tái cấu

trúc quy trình kinh doanh (BPR) là một sự suy nghĩ lại cơ bản và thiết kế lại triệt để các quy trình kinh doanh để đạt được những cải tiến đáng kể trong các biện pháp hiệu quả, hiện đại, như chi phí, chất lượng, dịch vụ và tốc độ. Somers và Nelson (2001) tun bố rằng BPR đóng một vai trị quan trọng trong giai đoạn đầu triển khai. Căn chỉnh quy trình kinh doanh để triển khai phần mềm là rất quan trọng (Holland và cộng sự, 1999). Các doanh nghiệp nên sẵn sàng thay đổi doanh nghiệp của họ để phù hợp với phần mềm nhằm giảm mức độ tùy chỉnh (Murray và Coffin, 2001).

Giáo dục và đào tạo đầy đủ:Đào tạo người dùng nên được nhấn mạnh, với sự đầu tư

lớn vào đào tạo và đào tạo lại các nhà phát triển về thiết kế và phương pháp phần mềm (Summer, 1999). Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo là thường xuyên bị đánh giá thấp và được cung cấp ít thời gian hơn do áp lực về thời gian, và sự hiểu biết ít hơn về quy trình kinh doanh đa chức năng thường được báo cáo. Giáo dục và đào tạo người dùng sử dụng ERP rất quan trọng vì ERP khơng dễ sử dụng ngay cả với các kỹ năng Công nghệ thông tin tốt (Woo, 2007). Nah và cộng sự (2003) lập luận rằng đào tạo đầy đủ có thể hỗ trợ tăng thành cơng cho hệ thống ERP. Tuy nhiên, thiếu đào tạo có thể dẫn đến một thất bại.

Quản lý dự án hiệu quả: Triển khai hệ thống ERP là một tập hợp các hoạt động phức

tạp, bao gồm tất cả các chức năng kinh doanh và thường đòi hỏi thời gian từ một đến hai năm nỗ lực, do đó các doanh nghiệp nên có một chiến lược quản lý dự án hiệu quả để kiểm sốt q trình thực hiện, tránh vượt ngân sách và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ. Có năm phần chính của quản lý dự án: (1) có kế hoạch thực hiện dự án tổng thể chính thức, (2) khung thời gian thực tế, (3) có các cuộc họp tiến độ dự án định kỳ,

21

(4) có một người lãnh đạo dự án hiệu quả cũng là một nhà vơ địch, và (5) có các thành viên trong nhóm triển khai dự án ERP là đại diện cho các bên liên quan.

Nhóm triển khai dự án ERP: Nhóm triển khai dự án ERP ERP nên có sự tham gia của

những người nắm vững chuyên môn trong doanh nghiệp (Loh và Koh, 2004). Thành công của các dự án liên quan đến kiến thức, kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của người quản lý dự án cũng như lựa chọn các thành viên nhóm phù hợp (Al-Mashari và cộng sự, 2006). Ngồi ra, nhóm khơng chỉ có năng lực về cơng nghệ mà cịn hiểu rõ về doanh nghiệp và các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp (Remus, 2006). Một dự án ERP liên quan đến tất cả các bộ phận chức năng trong một doanh nghiệp. Nó địi hỏi nỗ lực và sự hợp tác của các chuyên gia kỹ thuật và kinh doanh cũng như người dùng cuối (Loh và Koh, 2004). Cả kiến thức kinh doanh và kỹ thuật đều rất quan trọng để thành công (Nah, 2003). Việc chia sẻ thông tin giữa các đối tác triển khai là rất cần thiết và đòi hỏi sự tin tưởng đối tác (Loh và Koh, 2004).

Sự tham gia của người sử dụng: Sự tham gia của người sử dụng đề cập đến sự tham

gia của người dùng trong quá trình triển khai ERP. Các chức năng của hệ thống ERP dựa vào người dùng để sử dụng hệ thống sau khi đi vào hoạt động, nhưng người sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc triển khai. Có hai lĩnh vực cho sự tham gia của người sử dụng (Zhang và cộng sự, 2003): (1) Sự tham gia của người sử dụng trong việc xác định nhu cầu hệ thống ERP của doanh nghiệp và; (2) Người sử dụng tham gia triển khai hệ thống ERP.

Sự tham gia của người sử dụng làm tăng sự hài lòng và chấp nhận của người sử dụng bằng cách phát triển những kỳ vọng thực tế về khả năng của hệ thống (Pastor và cộng sự, 2003). Sự tham gia của người sử dụng là rất cần thiết vì nó cải thiện kiểm sốt nhận thức thông qua việc tham gia vào toàn bộ kế hoạch dự án.

Sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng: Do thiếu chuyên môn và kinh nghiệm

chuyên môn về phát triển hệ thống ERP, nhiều doanh nghiệp thích mua các hệ thống đóng gói có để rút ngắn chu kỳ triển khai ERP. Gói ERP cung cấp các giải pháp phần mềm và kinh doanh cho khách hàng. Ít nhiều các gói phần mềm này khơng thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt khi quy trình kinh doanh của doanh nghiệp là duy nhất.

22

Elmeziane và cộng sự đã sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp tại Trung Quốc để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố thành công quan trọng trong việc triển khai ERP trong xã hội doanh nghiệp Trung Quốc. Một nghiên cứu thực địa được tiến hành với 115 người trả lời trong năm doanh nghiệp tại thành phố Thượng Hải. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế với các mục cho mỗi một trong 7 yếu tố được chọn này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 yếu tố: nhóm triển khai dự án ERP, sự tham gia của lãnh đạo, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, quản lý dự án hiệu quả, sự tham gia của người sử dụng, giáo dục và đào tạo đầy đủ và sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng đều tác động dương đến triển khai thành cơng ERP. Riêng 2 yếu tố có mức độ tác động lớn nhất là sự tham gia của lãnh đạo và tái cấu trúc quy trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planing – ERP) nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)