Cronbach’s alpha của thang đo triển khai thành công ERP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planing – ERP) nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 63 - 69)

Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Triển khai thành công ERP: Cronbach’s alpha = 0.896

KQ1 12.98 9.216 0.711 0.880

KQ2 13.27 8.976 0.750 0.872

KQ3 13.20 9.974 0.658 0.891

KQ4 13.13 9.009 0.796 0.861

KQ5 13.11 8.909 0.806 0.859

50

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ của các thang đo. Sử dụng phép trích nhân tố là Principal Component Analysis (PCA) với phép quay vng góc Varimax.

4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập (các yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP) triển khai thành công ERP)

Trước hết, để phân tích nhân tố khám phá ta kiểm tra một số điều kiện để sử dụng phân tích EFA:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các thành phần của thang đo các yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO 0.849

Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 2942.937

df 300

Sig 0.000

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả)

Kiểm định Bartlett: giá trị p (Sig) = 0.000 < 0.05 do vậy các biến độc lập có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) cho thấy hệ số KMO rất cao (0.849 > 0.5) đạt yêu cầu, thể hiện phần chung giữa các biến lớn.

51

Bảng 4.9 Kết quả phân tích EFA biến độc lập (các yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP)

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 LD1 0.874 LD2 0.846 LD3 0.836 LD4 0.774 LD5 0.770 SD1 0.843 SD2 0.827 SD3 0.758 SD4 0.743 SD5 0.709 QT1 0.874 QT2 0.815 QT3 0.805 QT4 0.761 QT5 0.702 DA1 0.856 DA2 0.822 DA3 0.802 DA4 0.789 DA5 0.725 NH1 0.864 NH2 0.796 NH3 0.779 NH4 0.774 NH5 0.765 Tiêu chí Eigenvalues 7.455 3.341 2.756 2.085 1.818 Tổng phương sai trích: 69.823 %

52

Tổng cộng có 25 biến quan sát của các thang đo các yếu tố tác động đến triển khai thành cơng ERP được đưa vào phân tích EFA.

Dựa vào kết quả tổng hợp bảng 4.9 ta thấy, tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích PCA và phép xoay Varimax, 25 biến quan sát đã được nhóm thành 5 nhân tố với tổng phương sai trích (TVE) là 69.823 % > 50%, đạt yêu cầu.

Tất cả các biến quan sát trong bảng 4.9 đều có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu, như vậy thang đo đạt giá trị hội tụ.

- Nhân tố Sự tham gia của lãnh đạo gồm 5 biến quan sát: LD1, LD2, LD3, LD4, LD5. - Nhân tố Sự tham gia của người sử dụng gồm 5 biến quan sát: SD1, SD2, SD3, SD4, SD5.

- Nhân tố Tái cấu trúc quy trình kinh doanh gồm 5 biến quan sát: QT1, QT2, QT3, QT4, QT5.

- Nhân tố Quản lý dự án hiệu quả gồm 5 biến quan sát: DA1, DA2, DA3, DA4, DA5. - Nhân tố nhóm triển khai dự án ERP gồm 5 biến quan sát: NH1, NH2, NH3, NH4, NH5.

4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc (triển khai thành công ERP) công ERP)

Trước hết, để phân tích nhân tố khám phá ta kiểm tra một số điều kiện để sử dụng phân tích EFA.

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett thành phần thang đo triển khai thành công ERP

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO 0.877

Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 542.144

df 10

Sig. 0.000

53

Kiểm định Bartlett: giá trị p (Sig) = 0.000 < 0.05 do vậy các biến độc lập có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) cho thấy hệ số KMO rất cao (0.877 > 0.5) đạt yêu cầu, thể hiện phần chung giữa các biến lớn.

Bảng 4.11 Kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộc (triển khai thành công ERP)

Biến quan sát Nhân tố

1 KQ5 0.884 KQ4 0.878 KQ2 0.846 KQ1 0.816 KQ3 0.775 Tiêu chí Eigenvalues 3.534 Tổng phương sai trích: 70.688 %

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả)

Tổng cộng có 5 biến quan sát của thang đo triển khai thành công ERP được đưa vào phân tích EFA.

Dựa vào kết quả tổng hợp bảng 4.11 ta thấy, tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích PCA và phép xoay Varimax, 5 biến quan sát đã được nhóm thành 1 nhân tố với tổng phương sai trích (TVE) là 70.688 % > 50%, đạt yêu cầu.

Tất cả các biến quan sát trong bảng 4.11 đều có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu, như vậy thang đo đạt giá trị hội tụ.

- Nhân tố triển khai thành công ERP gồm 5 biến quan sát: KQ1, KQ2, KQ3, KQ4, KQ5.

54

4.4 Phân tích hồi quy

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 5 yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP. Tiếp theo, phân tích hồi quy nhằm xác định sự tương quan này có tuyến tính hay khơng và mức độ quan trọng của từng yếu tố tác động đến triển khai thành cơng ERP.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 5 biến độc lập bao gồm: Sự tham gia của lãnh đạo (ký hiệu LD), Sự tham gia của người sử dụng (ký hiệu SD), Tái cấu trúc quy trình kinh doanh (ký hiệu QT), Quản lý dự án hiệu quả (ký hiệu DA), Nhóm triển khai dự án ERP (ký hiệu NH) và 1 biến phụ thuộc triển khai thành cơng ERP (ký hiệu KQ). Mơ hình của phân tích hồi quy là:

KQ = β0 + β1LD + β2SD + β3QT+ β4DA + β5NH + ε Trong đó: β0 là hằng số hồi quy

β1, β2, β3, β4, β5 là các hệ số hồi quy ε là sai số ngẫu nhiên.

4.4.1 Phân tích hệ số tương quan

Nhằm phân tích mối tương quan giữa các biến trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, đặc biệt là tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Kết quả phân tích tương quan xem bảng 4.12.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planing – ERP) nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)