CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
2.3.1 Sự tham gia của lãnh đạo
Sự tham gia của lãnh đạo có thể được hiểu là sự hỗ trợ của lãnh đạo (Jing và Qiu, 2007). Sự tham gia của lãnh đạo hàng đầu trong dự án đã được xác định là yếu tố quan trọng nhất trong triển khai ERP thành công bởi nhiều nhà nghiên cứu (Sarker và Lee, 2003; Wang và cộng sự, 2008; Dezda và Ainin, 2011). Nếu khơng có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, sẽ khơng có đầu tư và khơng có nguồn lực để sử dụng cho dự án. Nếu khơng có sự cam kết của các nguồn lực từ các nhà lãnh đạo, hệ thống ERP sẽ không thể thực hiện được (Jing và Qiu, 2007). Dự án ERP phải được sự chấp thuận và hỗ trợ từ quản lý cấp cao trước khi có thể bắt đầu. Khi các dự án ERP trải rộng ranh giới phân chia và ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan trong một doanh nghiệp, các giám đốc cấp cao cần phải dàn xếp giữa các nhóm lợi ích khác nhau để giải quyết
28
xung đột chính trị khi cần thiết (Ngai và cộng sự, 2008). Sự tham gia của lãnh đạo trong triển khai ERP có hai khía cạnh chính: cung cấp khả năng lãnh đạo; và cung cấp các nguồn lực cần thiết (Osman và cộng sự, 2006). Somers và Nelson (2001) đã xác định vai trò của sự tham gia của lãnh đạo trong triển khai công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm phát triển hiểu biết về khả năng và hạn chế của CNTT, thiết lập mục tiêu hợp lý cho hệ thống CNTT, thể hiện cam kết mạnh mẽ với việc giới thiệu thành công CNTT và truyền đạt chiến lược CNTT của doanh nghiệp cho tất cả nhân viên (Somers và Nelson, 2001).
Lãnh đạo phải tham gia và cam kết phân bổ nguồn lực có giá trị cho các nỗ lực hoàn thành dự án. Việc triển khai phần mềm ERP có thể bị gián đoạn, ngưng trệ nghiêm trọng nếu một số nguồn lực (ví dụ: con người, kinh phí và thiết bị) khơng sẵn sàng. Các nghiên cứu của Sarker và Lee (2003), Al-Mashari và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2008), Dezda và Ainin (2011), Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và cộng sự (2011), Garg và Agarwal (2014) đã kết luận sự tham gia của lãnh đạo có tác động dương đến triển khai thành cơng ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H1: Sự tham gia của lãnh đạo có tác động dương đến triển khai thành công ERP.
2.3.2 Sự tham gia của người sử dụng
Người sử dụng là những người lính tuyến đầu của doanh nghiệp có tiếp xúc trực tiếp với hệ thống ERP (Rasmy và cộng sự, 2005). Sự tham gia của người sử dụng có hiệu quả vì nó phục hồi hoặc tăng cường kiểm sốt nhận thức thơng qua tham gia tồn bộ kế hoạch dự án. Có hai lĩnh vực liên quan đến người sử dụng khi doanh nghiệp quyết định triển khai hệ thống ERP: (1) sự tham gia của người dùng trong giai đoạn xác định nhu cầu hệ thống ERP của doanh nghiệp và (2) người dùng tham gia triển khai hệ thống ERP (Zhang và cộng sự, 2003). Nếu người sử dụng không được đào tạo và khơng hiểu hồn tồn sự thay đổi các quy trình kinh doanh sẽ dẫn đến sự thất bại trong triển khai ERP (Somers và Nelson, 2001).
Các nghiên cứu của Bingi và cộng sự (1999), Zhang và cộng sự (2003), Yingjie (2005), Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và cộng sự (2011), Garg và Agarwal
29
(2014) đã cho thấy, người sử dụng có tác động dương đến triển khai thành cơng ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H2: Sự tham gia của người sử dụng có tác động dương đến triển khai thành công ERP.