Nghiên cứu của Garg và Agarwal (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planing – ERP) nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực

2.2.3 Nghiên cứu của Garg và Agarwal (2014)

Garg và Agarwal ở Ấn Độ đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm để xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến triển khai thành công ERP. Garg và Agarwal đã sử dụng sơ đồ Pareto để phân tích và đã xác định được 5 yếu tố chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số các yếu tố nhưng xuất hiện trong 80% bài nghiên cứu được xem xét là: (1) Sự tham gia của lãnh đạo, (2) Sự tham gia của người sử dụng, (3) Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, (4) Quản lý dự án hiệu quả và (5) Nhóm triển khai dự án ERP.

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Garg và Agarwal (2014)

Sự tham gia của lãnh đạo

Sự tham gia của người sử dụng

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh

Quản lý dự án hiệu quả

Nhóm triển khai dự án ERP

Triển khai thành công ERP

23

Sự tham gia của lãnh đạo: đã được nhấn mạnh như là một yếu tố quan trọng trong

việc triển khai ERP thành công bởi rất nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà lãnh đạo phải tham gia và dành thời gian thích hợp để hồn thành và phân bổ nguồn lực có giá trị cho nỗ lực triển khai ERP. Tầm nhìn của doanh nghiệp và vai trị của các hệ thống và cấu trúc mới cần được truyền đạt giữa các nhà quản lý và nhân viên. Các chính sách được tạo ra bởi các nhà lãnh đạo sẽ đi kèm với các hệ thống mới trong doanh nghiệp. Trong trường hợp xung đột, hòa giải phù hợp sẽ dựa trên tiêu chuẩn đó (Brown và Vessey, 1999). Các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tham gia và phân bổ nguồn lực có giá trị cho nỗ lực triển khai vào đúng thời điểm (Holland và cộng sự, 1999). Sự tham gia của các nhà lãnh đạo thậm chí cịn quan trọng hơn việc triển khai các dự án ERP. Điều này là do các dự án này có quy mơ lớn và cần nhiều nguồn lực của doanh nghiệp cho việc triển khai dự án. Giám đốc điều hành cấp cao cần phải can thiệp, sắp xếp giữa các nhóm lợi ích khác nhau và sẵn sàng giải quyết xung đột khi cần thiết, vì các dự án ERP mở rộng ranh giới phân chia và tác động đến nhiều bên liên quan trong một doanh nghiệp (Davenport, 1998). Hệ thống ERP được yêu cầu để nhận được sự hỗ trợ và phê duyệt từ quản lý cấp cao trước khi triển khai (Nah và cộng sự, 2001).

Sự tham gia của người sử dụng: đề cập đến sự tham gia của người dùng trong quá

trình triển khai ERP. Các chức năng của hệ thống ERP dựa vào người dùng để sử dụng hệ thống sau khi chạy thật, nhưng người dùng cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai. Có hai khu vực dành cho sự tham gia của người dùng (Zhang và cộng sự, 2003): (1) Sự tham gia của người dùng trong việc xác định nhu cầu hệ thống ERP của doanh nghiệp; và (2) người dùng tham gia vào việc triển khai các hệ thống ERP.

Sự tham gia của người dùng làm tăng sự hài lòng và chấp nhận của người dùng bằng cách phát triển kỳ vọng thực tế về khả năng của hệ thống (Pastor và cộng sự, 2003). Sự tham gia của người dùng là điều cần thiết vì nó cải thiện nhận thức kiểm sốt thơng qua tham gia toàn bộ kế hoạch dự án.

Tái cấu trúc quy trình kinh doanh: được định nghĩa bởi Hammer và Champy (1993)

là “sự suy nghĩ lại một cách cơ bản và thiết kế lại tận gốc quá trình hoạt động kinh doanh, để đạt sự cải thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có tính nhất thời

24

như giá cả, chất lượng, sự phục vụ và nhanh chóng” . ”Tái cấu trúc quy trình kinh doanh phân tích quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm xác định cách làm tốt nhất. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh được thực hiện sớm hơn và phổ biến hơn ERP. Trong những năm 1980, các doanh nghiệp hy vọng tìm được cách kinh doanh hiệu quả hơn. Tái cấu trúc đã liên tục giảm lực lượng lao động và tiết kiệm chi phí ngắn hạn khác, với sự hỗ trợ của việc phát triển tự động dựa trên máy tính. Đó là ERP - giải pháp giải quyết cho ý tưởng của tái cấu trúc quy trình kinh doanh và buộc doanh nghiệp phải xác định lại và thiết kế lại các quy trình cơng việc để phù hợp với phần mềm mới.

Quản lý dự án hiệu quả: triển khai dự án ERP là các dự án rủi ro và phức tạp. Những

dự án này cần các nhà quản lý xuất sắc cho những đóng góp đa dạng từ các đơn vị kinh doanh, khách hàng và các nhà cung cấp, người bán và nhà tư vấn tham gia dự án. Quản lý dự án ERP đề cập đến để xác định thời gian biểu, cột mốc quan trọng, thiết bị, nguồn lực cho công việc và ngân sách, trở thành rất quan trọng trong các dự án ERP (Dezdar và Ainin, 2011). Vì vậy, để đạt được những lợi ích mong muốn của hệ thống ERP, việc thực hiện quy trình phải được theo dõi và quản lý cẩn thận. Tiến độ của dự án ERP phải thường xuyên được theo dõi bởi các cuộc họp và báo cáo định kỳ. Quản lý dự án hiệu quả là rất quan trọng bởi vì thành cơng trong việc triển khai hệ thống ERP, thường được đánh giá dựa trên mức độ mà ngân sách được xác định trước và kế hoạch dự kiến được đáp ứng.

Nhóm triển khai dự án ERP: rất quan trọng trong suốt vịng đời ERP. Nhóm triển

khai dự án ERP nên bao gồm những người nắm vững chuyên môn trong doanh nghiệp (Buckhout và cộng sự, 1999 ). Xây dựng một nhóm xuyên chức năng cũng rất quan trọng. Nhóm nên có sự kết hợp giữa các chuyên gia tư vấn và nhân viên nội bộ, nhờ vậy các nhân viên nội bộ có thể phát triển kỹ năng kỹ thuật cần thiết để thiết kế và thực hiện (Sumner, 1999). Dự án ERP nên là ưu tiên hàng đầu và duy nhất của họ và khối lượng cơng việc của họ nên có thể quản lý được (Wee, 2000). Các thành viên trong nhóm cần được chỉ định tồn thời gian cho việc triển khai ERP (Wee, 2000). Nhóm nhân viên này nên làm việc cùng với nhau tại một địa điểm để tạo điều kiện hợp tác với nhau (Wee, 2000). Nó cũng đã được nhắc lại trong nhiều tài liệu lý thuyết

25

ERP bao gồm những cá nhân xuất sắc nhất của doanh nghiệp. Nỗ lực và hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật và kinh doanh là cần thiết cho sự thành công của việc triển khai ERP. Vì thế việc đưa những người có cả hiểu biết về kinh doanh và kỹ thuật vào dự án là điều rất quan trọng mang đến sự thành công cho dự án. Những người nắm vững chuyên môn trong doanh nghiệp nên tham gia nhóm triển khai để đóng góp sự đổi mới và ý tưởng quan trọng cho sự thành công của dự án (Wee, 2000; Loh và Koh, 2004, Finnery và Corbett, 2007).

Garg và Agarwal nghiên cứu đánh giá sự thành công của việc triển khai ERP tại Cơng ty chăm sóc sức khỏe Fortis (Fortis) – đây là Doanh nghiệp lớn thứ 2 tại Ấn Độ, Fortis có mặt tại 11 quốc gia trong đó có Việt Nam, Fortis sở hữu 76 bệnh viện với 23 000 nhân viên. Đây cũng là một trong những Doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe lớn nhất nhì tại Ấn Độ đã triển khai thành công ERP.

Garg và Agarwal đã tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý, nhân sự trong nhóm triển khai dự án ERP của Fortis, các nhà tư vấn tham gia vào việc triển khai dự án phần mềm ERP tại Fortis. Garg và Agarwal đã sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 35 người trong đó 10 nhà quản lý và 13 nhân sự trong nhóm triển khai dự án ERP của Fortis, 12 nhà tư vấn phần mềm cho Fortis.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 5 yếu tố: sự tham gia của lãnh đạo, sự tham gia của người sử dụng, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, quản lý dự án hiệu quả và nhóm triển khai dự án ERP đều tác động dương đến triển khai thành cơng ERP. Trong đó, yếu tố quản lý dự án hiệu quả và nhóm triển khai dự án ERP có mức tác động lớn nhất.

26

Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP

STT Các yếu tố xem xét Các nghiên cứu

1 Sự tham gia của lãnh đạo Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và

cộng sự (2011), Garg và Argawal (2014)

2 Sự tham gia của người sử dụng Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và

cộng sự (2011), Garg và Argawal (2014)

3 Tái cấu trúc quy trình kinh doanh Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và

cộng sự (2011), Garg và Argawal (2014)

4 Quản lý dự án hiệu quả Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và

cộng sự (2011), Garg và Argawal (2014)

5 Nhóm triển khai dự án ERP Moohebat và cộng sự (2011), Elmeziane và

cộng sự (2011), Garg và Argawal (2014)

6 Sự phù hợp giữa phần mềm và phần cứng Elmeziane và cộng sự (2011)

7 Đào tạo Elmeziane và cộng sự (2011)

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Trong các yếu tố tác động đến triển khai thành công ERP từ các nghiên cứu trong bảng ở trên, yếu tố sự tham gia của lãnh đạo là yếu tố được các nghiên cứu đề cập nhiều nhất. Nếu khơng có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, sẽ khơng có đầu tư và khơng có nguồn lực để sử dụng cho dự án. Nếu khơng có sự cam kết của các nguồn lực từ các nhà lãnh đạo, hệ thống ERP sẽ không thể thực hiện. Nên sự tham gia của lãnh đạo đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc triển khai thành công ERP. Tiếp theo là sự tham gia của người sử dụng, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, quản lý dự án hiệu quả, nhóm triển khai dự án ERP cũng được nhiều nghiên cứu quan tâm đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planing – ERP) nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)