Yếu tố Biến quan sát
Mô tả công việc MTCV1, MTCV2, MTCV3, MTCV4 Lương và chế độ đãi ngộ LDN1, LDN2, LDN3, LDN4
Danh tiếng tổ chức DT1, DT2, DT3, DT5 Môi trường làm việc và văn
hóa tổ chức
MTLV1, MTLV2, MTLV3, MTLV4, MTLV5
Cân bằng công việc và cuộc sống
CB1, CB2, CB3, CB4
Đào tạo và thăng tiến DTTT1, DTTT2, DTTT3, DTTT4 Ý định theo đuổi công việc YD1, YD2, YD3, YD4, YD5
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA:
4.3.1. Thang đo các yếu tố tác động đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên
Việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện 2 lần:
Lần thứ nhất: Phân tích EFA 25 biến quan sát có kết quả như sau:
Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett's Test các yếu tố tác động ý định theo đuổi công việc (lần 1)
Kiểm định KMO and Bartlett's
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure 0,896
Kiểm định Bartlett's Giá trị Chi- Bình phương 2443,066
df 0,300
Sig. Mức quan sát ý nghĩa 0,000
Qua bảng 4.10, ta thấy Hệ số KMO= 0,896>0,5 đáp ứng điều kiện để thực hiện phân tích EFA. Kiểm định Bartlett’s có mức Sig= 0,000<0,05. Vì vậy, kết quả cho thấy phân tích là phù hợp.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện xoay nhân tố bằng phép xoay viramax, phát hiện 1 trong 25 biến quan sát (MTLV2: Cơ quan đưa ra các chương trình đào tạo hấp dẫn) có hệ số Factor loading= 0,487<0,5, không đảm bảo đạt độ hội tu (đính kèm phụ lục X).
Từ kết quả trên, sau khi phân tích EFA lần thứ nhất, loại bỏ biến MTLV2, còn lại 24 biến quan sát đưa vào thực hiện phân tích lần thứ 2.
Lần thứ 2: Phân tích 24 biến quan sát cịn lại có kết quả như sau:
Bảng 4.11. Kiểm định KMO và Bartlett's các yếu tố tác động ý định theo đuổi công việc (lần 2)
Kiểm định KMO và Bartlett's
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure 0,891
Kiểm định Bartlett's Giá trị Chi- Bình phương 2286,321
df 0,276
Sig. Mức quan sát ý nghĩa 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Qua bảng 4.11, ta thấy Hệ số KMO= 0,891>0,5 đáp ứng điều kiện để thực hiện phân tích EFA. Kiểm định Bartlett’s có mức Sig= 0,000<0,05. Vì vậy, kết quả cho thấy phân tích là phù hợp.